Hiệu quả từ nghề nuôi ong núi đá lấy mật ở huyện Bảo Thắng

Vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19, những hộ dân nuôi ong núi đá lấy mật ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã có những cách thức riêng để tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, dù gặp khó khăn do dịch COVID-19 nhưng việc tiêu thụ sản phẩm của gia đình ông Chiến không bị ảnh hưởng nhiều. Sản phẩm mật ong núi đá tiêu thụ khá tốt vì đây là mặt hàng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, hô hấp…

Chị Trần Thị Lành là chủ trại nuôi ong núi đá lấy mật với hơn 1.000 đàn ở thôn Thái Vô, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng. Do điều kiện tự nhiên đặc thù của địa phương và sự phong phú của các loài hoa đặc hữu nên sản phẩm mật ong của gia đình chị Lành có chất lượng tốt. Những năm qua, chị Lành đã xây dựng mật ong của trang trại trở thành một sản phẩm OCOP và mở rộng thị trường ở nhiều tỉnh, thành phố, địa điểm du lịch.

Chị Lành cho biết, từ khi phát triển mô hình nuôi ong núi đá lấy mật đã cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian này, tuy sản lượng bán có giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng chị vẫn lạc quan do sản phẩm mật ong có thể bảo quản được từ 2 - 3 năm mà vẫn giữ được chất lượng.

Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng Ngô Minh Quế cho biết, trên địa bàn huyện có gần 400 hộ nuôi ong núi đá với trên 11.000 đàn. Với diện tích đất lâm nghiệp, cây ăn quả lớn, đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào cho đàn ong, nhiều hộ dân Bảo Thắng đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô nuôi của gia đình.

Thực tế cho thấy, mô hình nuôi ong núi đá lấy mật ở huyện Bảo Thắng mang lại hiệu quả cao hơn so với nhiều mô hình phát triển kinh tế khác; từ đó, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế, nghề nuôi ong núi đá lấy mật vẫn tìm được thị trường tiêu thụ. Nghề này đang trở thành mô hình thoát nghèo của nhiều hộ dân, tiến tới giúp địa phương thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế.

Hồng Ninh - Thành Long

Tin liên quan

Nuôi ong dú lấy mật cho nông dân Bình Châu thu nhập cao

Thời gian gần đây, nhờ tận dụng diện tích vườn trồng cây ăn trái để nuôi ong dú (hay còn gọi là ong rú) lấy mật đã đem lại thu nhập cao cho một số bà con nông dân ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


Thoát nghèo nhờ nuôi ong bạc hà

Những năm gần đây, nghề nuôi ong bạc hà đã mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế cho nhiều hộ đồng bào trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Gia đình anh Sùng Mí Nô ở thôn Sủng Pờ A, xã Sủng Trà là một trong những hộ thoát nghèo nhờ nghề nuôi ong bạc hà.


Làm giàu từ nuôi ong bạc hà

Mật ong bạc hà là đặc sản quý hiếm chỉ có ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có loài hoa bạc hà tím biếc tỏa hương thơm dịu nhẹ. Nghề nuôi ong bạc hà của đồng bào nơi đây nhờ thế mà có từ bao đời nay. Trong những năm gần đây, mật ong bạc hà đã mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế của người dân huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.


Quan Hóa phát triển nghề nuôi ong tự nhiên lấy mật

Tận dụng lợi thế về địa hình và điều kiện thời tiết cùng sự ưu đãi về diện tích đất rừng, những năm qua nghề nuôi ong mật tự nhiên ở huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa phát triển khá mạnh. Nhiều gia đình giàu lên nhờ biết đầu tư vào nuôi ong một cách khoa học và chọn nghề nuôi ong làm hướng đi để xóa đói, giảm nghèo.


Nghề nuôi ong "trên đá" ở Hà Giang

Từ lâu, mật ong ở Hà Giang đã nổi tiếng do có chất lượng rất tốt, nhiều công dụng. Để làm ra những giọt mật vàng óng, sóng sánh ấy là sự chăm chỉ, cần cù của những người theo nghề nuôi ong trên vùng Cao nguyên đá.


Nuôi ong mật không khó

Đến xóm Bản Giàng, xã Đa Thông, huyện Thông Nông (Cao Bằng), hỏi chị Nông Thị Hồng, dân tộc Tày, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) nuôi ong huyện Thông Nông, ai cũng biết và cảm phục, bởi chị đã và đang làm giàu trên chính quê hương của mình.


Phương pháp nuôi ong lấy mật

* Đặt thùng nuôi ong: 

Đặt thùng nuôi ong ở nơi cao ráo, thoáng mát, gần nơi ong đi lấy mật. Kê thùng ong cách mặt đất từ 25 - 30 cm, thùng nọ cách thùng kia tối thiểu 1 m, cửa ra vào ở các hướng khác nhau. Một số loại hoa cho mật tốt như: hoa mơ, mận, vải, nhãn, bạc hà, tràm, sú, vẹt…



Đề xuất