Những giọt mật ong của Tổ hợp tác mật ong Nghĩa Đồng, xã Nghĩa Đồng, huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An vàng óng, thơm ngon, sánh đặc vốn lâu nay ít được người tiêu dùng biết đến. Nhưng từ khi xây dựng thành công sản phẩm OCOP mật ong Nghĩa Đồng thì đã được đông đảo người tiêu dùng trong nam, ngoài bắc ưa chuộng bởi mang đậm hương vị của thiên nhiên núi rừng miền tây xứ Nghệ. Sản phẩm này cũng góp phần quan trọng vào giảm nghèo bền vững và thay đổi cuộc sống cho đồng bào nơi đây.
Thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7, khi mùa hoa sú đã qua, hoa vẹt nở rộ cũng là lúc những người nuôi ong tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ tiến hành thu hoạch mật (quay mật).
Chuyện bò gầy, trâu yếu, trâu bò chết đói, chết rét ở đồng bào vùng cao Hà Giang đã dần biến mất. Những mô hình trồng thâm canh cỏ, nuôi bò vỗ béo, nuôi ong bạc hà,… đã được đội ngũ khuyến nông các cấp hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và ngành nông nghiệp địa phương.
Vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19, những hộ dân nuôi ong núi đá lấy mật ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã có những cách thức riêng để tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, khí hậu thuận lợi, nhiều hộ đồng bào ở xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình (Hòa Bình) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật để nâng cao thu nhập.
Một công ty Israel đã phát triển tổ ong kết hợp với hệ thống robot và phần mềm dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó giúp duy trì sự sinh tồn của ong, tăng sản lượng mật ong.
Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 7.100 ha được bao quanh bởi những cánh rừng sú vẹt. Hàng năm cứ đến mùa hoa sú vẹt nở, những người nuôi ong từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước lại đưa đàn ong về đây lấy mật. Nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nghề này.
Nhằm phát triển ngành nghề sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mật ong bền vững, tỉnh Lâm Đồng vừa có chính sách hỗ trợ theo hình thức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, kết hợp với nguồn đối ứng của các hộ nuôi ong trên địa bàn tỉnh, để phát triển liên kết chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình "Nuôi ong để phát triển sinh kế bền vững" do Dự án Trường Sơn Xanh hỗ trợ đã giúp người dân vùng nông thôn, gò đồi tỉnh Thừa Thiên - Huế cải thiện sinh kế góp phần đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học đẩy mạnh bảo vệ rừng.
Mùa đông khí hậu diễn biến phức tạp, trời rét đậm, rét hại kéo dài làm cho nhiều đàn ong sa sút, thậm chí có nhiều đàn chết ngay trong tổ. Do vậy, để đàn ong duy trì tốt trong mùa đông, người nuôi cần thực hiện tốt kỹ thuật chống rét.
Tận dụng diện tích vườn đồi, rừng có nhiều loại cây có hoa là nguồn mật cho ong nên nhiều hộ dân ở xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã phát triển nghề nuôi ong. Với chi phí đầu tư thấp, thu nhập khá… nuôi ong lấy mật đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông, Tày, Nùng… ở Hùng Lợi vươn thoát nghèo.