Độc lập phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Nuôi ong lấy mật giờ trở thành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình ông Nguyễn Minh Phán ở xóm Sòng, xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình. Ảnh: Diễm Quỳnh
Nuôi ong lấy mật giờ trở thành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình ông Nguyễn Minh Phán ở xóm Sòng, xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình. Ảnh: Diễm Quỳnh

Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, khí hậu thuận lợi, nhiều hộ đồng bào ở xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình (Hòa Bình) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật để nâng cao thu nhập.

Độc lập phát triển nghề nuôi ong lấy mật ảnh 1Nuôi ong lấy mật giờ trở thành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình ông Nguyễn Minh Phán ở xóm Sòng, xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình. Ảnh: Diễm Quỳnh

Độc Lập hiện có gần 300 đàn ong, tập trung chủ yếu ở các xóm Sòng, Nội... So với các mô hình phát triển kinh tế khác, nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận, tỉ mỉ, am hiểu các đặc tính của ong.

Độc lập phát triển nghề nuôi ong lấy mật ảnh 2Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, am hiểu các đặc tính của ong. Ảnh: Diễm Quỳnh

Nhờ đúc rút kinh nghiệm, không ít hộ trong xã đã nuôi ong thành công và có thu nhập ổn định. Điển hình như hộ ông Nguyễn Minh Phán, người dân tộc Mường ở xóm Sòng. Với 50 đàn ong, gia đình ông thu từ 250 đến 300 lít mật ong/năm và có thu nhập trên 50 triệu đồng.

Độc lập phát triển nghề nuôi ong lấy mật ảnh 3Sản phẩm mật ong của đồng bào ở xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình thơm ngon, giá bán ổn định từ 180.000 - 200.000 đồng/lít. Ảnh: Diễm Quỳnh

Theo ông Nguyễn Ngọc Quế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Độc Lập, để nghề nuôi ong được nhân rộng, xã sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ nuôi ong cả về vốn và kỹ thuật, tăng cường công tác thông tin, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm…, góp phần giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Hoàng Hải – Diễm Quỳnh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm