Người M’nông sống gần gũi với nhiên nhiên, dựa vào thiên nhiên, trong tâm thức của đồng bào vẫn còn chịu sự chi phối của các thần linh (Brah, Yang).
Trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp lúa rẫy, người M’nông có nhiều lễ hội như: Lễ phát rẫy, lễ ăn cơm mới, cắm nêu cúng lúa, lễ mừng vụ mùa bội thu... Khi được mùa bội thu, lúa đã cho vào kho, đồng bào thường làm lễ “ăn trâu” để tạ ơn các vị thần. Lễ “ăn trâu” quy mô phải chuẩn bị trước gần một tháng vì phải tập trung nhiều công sức để làm cây nêu.
Theo quan niệm của người M’nông, cây nêu là nơi trú ngụ của các thần linh, nơi mà các vị thần sẽ về ở và dự lễ hội. Các vị thần được mời đến phải có chỗ “lưu trú”. Thần linh phải ở chỗ trang trọng thì mới chứng kiến lòng thành và giúp đỡ bon làng.
Việc quan trọng nhất là đi vào rừng tìm gỗ làm cây nêu. Cây gòn gai thân gỗ mềm, dễ chạm khắc, trang trí hoặc cây tre to thường được chọn làm cây nêu. Những lễ nhỏ không cần phải làm cây nêu to mà chỉ cần một cây tre hay cây gạo hoặc cây cóc đơn sơ.
Cây nêu được làm trong lễ hội thường cao từ 3 - 5 m trở lên, chia làm ba tầng. Tầng trên cùng được gắn hai “dếp lếp” (chùm lồ ô) gắn nơi đầu các nhánh cây trên ngọn nêu, bên dưới là một mô hình tròn được làm bằng quả bầu, tượng trưng cho đất, xung quanh quả bầu có gắn bông gòn trắng tượng trưng cho nước. Bốn góc của tầng này có những chùm tua lồ ô, tượng trưng cho những bông lúa trĩu hạt. Hai “dếp lếp” được làm rất tỉ mỉ và sinh động, có gắn hai tổ ong tượng trưng cho một cộng đồng đông đúc, đoàn kết, kỷ luật và chăm chỉ. Tiếp đến là hình con chim én, rồi đến cánh chim có nghĩa khát vọng cuộc sống, vươn cao, bay xa. Các vật trang trí như lục lạc (“loóc lác”), ống nước (“la tông”), con dao là những vật không thể thiếu trong cuộc sống hiện thực của người M’nông. Khi có làn gió thổi đến, hai “dếp lếp” này sẽ rung lên tạo nên một bản nhạc tự nhiên, âm vang giữa núi rừng.
Việc quan trọng nhất là đi vào rừng tìm gỗ làm cây nêu. Cây gòn gai thân gỗ mềm, dễ chạm khắc, trang trí hoặc cây tre to thường được chọn làm cây nêu. Những lễ nhỏ không cần phải làm cây nêu to mà chỉ cần một cây tre hay cây gạo hoặc cây cóc đơn sơ.
Cây nêu được làm trong lễ hội thường cao từ 3 - 5 m trở lên, chia làm ba tầng. Tầng trên cùng được gắn hai “dếp lếp” (chùm lồ ô) gắn nơi đầu các nhánh cây trên ngọn nêu, bên dưới là một mô hình tròn được làm bằng quả bầu, tượng trưng cho đất, xung quanh quả bầu có gắn bông gòn trắng tượng trưng cho nước. Bốn góc của tầng này có những chùm tua lồ ô, tượng trưng cho những bông lúa trĩu hạt. Hai “dếp lếp” được làm rất tỉ mỉ và sinh động, có gắn hai tổ ong tượng trưng cho một cộng đồng đông đúc, đoàn kết, kỷ luật và chăm chỉ. Tiếp đến là hình con chim én, rồi đến cánh chim có nghĩa khát vọng cuộc sống, vươn cao, bay xa. Các vật trang trí như lục lạc (“loóc lác”), ống nước (“la tông”), con dao là những vật không thể thiếu trong cuộc sống hiện thực của người M’nông. Khi có làn gió thổi đến, hai “dếp lếp” này sẽ rung lên tạo nên một bản nhạc tự nhiên, âm vang giữa núi rừng.
Thầy cúng đứng trên sạp tre tiến hành các nghi lễ cúng thần linh trong lễ hiến tế. |
Tầng giữa là tầng cho các vị thần linh về trú ngụ, được trang trí rất đẹp. Tầng này là nơi đặt các lễ vật dâng cúng, được làm bằng tấm đan bằng lồ ô, bốn góc được gắn những con vật đan bằng tre nứa rất linh động, là những con vật thân quen với đời sống con người như: Dê, trâu, chim, gà… Lễ vật dâng cúng thường là: con gà, gạo nếp, rượu, thịt nướng, cơm nếp, máu của con vật hiến tế.
Tầng dưới cùng của cây nêu là nơi có cái sạp được làm rất kiên cố, cách mặt đất gần 2 m, có thang mây để trèo lên. Đây là nơi làm lễ của người đại diện bon làng có uy tín, hiểu biết nhiều. Ý nghĩa của tầng này là người cúng tế những lễ vật, được gắn với thần linh, có thể nói chuyện với thần linh, xin thần linh đem lại cho bon làng sự giàu mạnh, con người được khoẻ mạnh làm ra nhiều của cải, xua đuổi đi những cái xấu, đem lại cho bon làng sự yên bình, tốt đẹp.
Đến ngày “ăn trâu”, chủ nhà xin phép thần linh dựng cây nêu với lời cúng: “Năm nay được mùa, gia đình chúng tôi làm lễ để tạ ơn các vị thần linh và xin các vị thần linh ban cho gia đình chúng tôi có sức khỏe, làm rẫy được mùa tươi tốt, gia đình xin dựng nêu làm lễ mong các vị thần chấp nhận. Hỡi các vị thần hãy về đây cùng ăn cơm cùng uống rượu với gia đình và bà con”. Khi đọc dứt lời cúng, các nghệ nhân đánh chiêng động viên cho trai tráng trong bon thêm sức để dựng cây nêu. Nam nữ đánh chiêng múa xung quanh cây nêu để mừng cây nêu được dựng lên; tiếng chiêng, tiếng tù và (nung) ngân vang báo hiệu một lễ hội lớn. Mọi người cùng vui vẻ uống rượu và hát đối đáp, hỏi thăm cuộc sống gia đình, sức khỏe của nhau. Sau khi dựng cây nêu xong, chủ nhà sẽ tiến hành nghi lễ cột trâu, làm nghi lễ “khóc trâu” 3 ngày 3 đêm vì thương con trâu siêng năng, gần gũi với con người, tiếp theo là nghi lễ cúng “hồn trâu” cho thần lúa.
Nhìn tổng thể, cây nêu là một tác phẩm nghệ thuật sinh động, những hình con vật được khắc, đan, đẽo rất tinh tế. Cây nêu đứng giữa trời cao vút, là linh hồn và là “lễ đài” của toàn bộ buổi lễ, nên nó có sức cuốn hút rất mạnh mẽ. Với giá trị nghệ thuật và tâm linh nói trên, cây nêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào M’nông.
Theo baodaklak.vn