Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.
Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.
Ngày 19/1, tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra lễ dựng cây Nêu ngày Tết theo nghi lễ truyền thống, đây là một phong tục đẹp, giàu ý nghĩa và có từ lâu đời trong truyền thống văn hoá Việt Nam.
Hằng năm, vào dịp 23 tháng Chạp, người dân Hà Tĩnh lại nô nức chuẩn bị dựng cây nêu. Phong tục dựng cây nêu ngày Tết được người dân gìn giữ, trở thành nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2023, bà con đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Thanh Hóa đã trình diễn nghi thức dựng cây nêu đặc sắc và đầy ý nghĩa.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2023, ngày 23/11/2023, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Thái đen, Thái trắng, Mường, Ca Dong, Ê đê, Cơ Tu đã giới thiệu, trình diễn văn hóa dựng cây nêu và ý nghĩa của cây nêu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của bà con, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các tộc người trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Cơ-tu đến từ tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tái hiện nghi thức dựng cây nêu đặc sắc của dân tộc mình...
Sáng 18/1, các đình làng, dinh miếu, các tộc họ trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức nghi thức dựng cây nêu (hay còn gọi là trồng đu lên phướn) để đón Tết cổ truyền dân tộc. Đây là nghi lễ truyền thống được người dân đảo gìn giữ gần 300 năm nay.
Ngày 6/10/2019, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu đến từ huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nghi thức dựng cây nêu truyền thống của dân tộc mình.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam diễn ra từ ngày 19 - 21/4/2019, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ể Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện Lễ cúng cây nêu cầu an - một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Sáng 24/1/2019, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc chương trình "Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết" năm 2019 với chủ đề "Trao sẻ chia - Nhận yêu thương".
Từ ngày 24 đến ngày 26/1 (tức ngày 19 đến 21 tháng Chạp năm Mậu Tuất), tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức hoạt động “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết” năm 2019 với chủ đề “ Trao sẻ chia – Nhận yêu thương”.
Ngày 21/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã tái hiện lại Lễ hội Xăng Khan (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia).
Với người Cơ-tu ở Tây Giang (Quảng Nam), cây nêu (x’nur) luôn là vật linh thiêng, mang ý nghĩa kết nối với tổ tiên, thần linh, cầu bình an, mưa thuận gió hòa...
Theo quan niệm của người M’nông, cây nêu là nơi trú ngụ của các thần linh, nơi mà các vị thần sẽ về ở và dự lễ hội. Các vị thần được mời đến phải có chỗ “lưu trú”. Thần linh phải ở chỗ trang trọng thì mới chứng kiến lòng thành và giúp đỡ bon làng.
Người K’Ho cũng như một số đồng bào DTTS khác ở vùng đất Tây Nguyên, như Ê đê, M’Nông, Châu Mạ…, trong các lễ hội lớn, họ thường dựng cây nêu. Bởi cây nêu không chỉ là biểu tượng của sự sống, kết nối giữa trời đất, con người với các vị thần linh (Yàng) mà họ còn muốn gửi gắm ở đó những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và bình yên.
Không chỉ được xem là biểu tượng văn hóa trong các dịp lễ hội truyền thống, cây nêu còn thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, vững chãi như một “bức bình phong” che chắn cho cộng đồng vùng cao.
Với chủ đề “Hương sắc vùng cao Quảng Nam”, tối 11/6, tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra Ngày hội trình diễn nghi thức dựng cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam.