Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam

Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2023, ngày 23/11/2023, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Thái đen, Thái trắng, Mường, Ca Dong, Ê đê, Cơ Tu đã giới thiệu, trình diễn văn hóa dựng cây nêu và ý nghĩa của cây nêu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của bà con, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các tộc người trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Đối với đồng bào các dân tộc phía Bắc, cây nêu mang triết lý âm dương Trời và Đất. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh…

Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 1Lễ dựng cây nêu của đồng bào Mường đến từ tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Tâm
Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 2Cây nêu của bà con đồng bào Mường được dựng lên cao vút giao thoa cùng Trời và Đất. Ảnh: Hoàng Tâm

Cây nêu còn gắn với truyền thuyết dân gian ngăn ngừa không cho quỷ ở biển Đông vào đất liền, bén mảng tới nơi con người cư trú làm ăn, sinh sống. Theo thời gian, từng địa phương phong tục, tập quán ở mỗi dân tộc, ý nghĩa của trồng cây nêu ngày Tết trải rộng hơn, đa dạng hơn.

Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 3Cây nêu của đồng bào Thái trắng đến từ tỉnh Sơn La rực rỡ sắc màu. Ảnh: Hoàng Tâm
Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 4Cây nêu có mặt trong lễ hội Hết chá của đồng bào Thái trắng. Ảnh: Hoàng Tâm

Cây nêu mang nhiều ý nghĩa, vừa là điểm tựa tinh thần vừa là nơi gửi gắm mong ước một năm mới thịnh vượng của bà con.

Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 5Cây nêu của đồng bào Thái đen đến từ Lai Châu. Ảnh: Hoàng Tâm
Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 6Cây nêu có mặt trong lễ Then Kin Pang của đồng bào Thái đen. Ảnh: Lệ Giang

Trong đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên, cây nêu thường có 4 màu chủ đạo là vàng, đỏ, trắng, đen; thân cây nêu được tô vẽ cầu kỳ vừa mang tính hình tượng nghệ thuật điêu khắc, vừa là một biểu tượng tâm linh gắn kết con người với đất trời, các vị thần linh.

Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 7Cây nêu có mặt trong lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu. Ảnh: Hoàng Tâm
Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 8Cây nêu trong lễ cúng sức khỏe cua đồng bào Ê đê. Ảnh: Hồng Trang
Ngày hội trình diễn cây nêu của đồng bào các dân tộc Việt Nam ảnh 9Cây nêu trong lễ cúng máng nước của đồng bào Ca Dong. Ảnh: Lê Giang

Cây nêu trong văn hóa đồng bào Tây Nguyên là sự kết nối giữa đất trời, con người và thần linh. Vì vậy, cây nêu xuất hiện trong các lễ hội của đồng bào, là biểu tượng tâm linh gắn kết con người với trời đất và các vị thần để đưa những mong ước của dân làng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, thể hiện khát vọng sống vươn tới cuộc sống tốt đẹp của bà con.

Hoàng Tâm

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm