Bảo tồn “lộc trời” trên đất Mồ Sì San

Nhiều năm nay, cây chè Shan tuyết có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Bởi vậy, công tác bảo tồn và phát huy giống chè đặc sản này luôn được chính quyền và người dân nơi đây quan tâm…

Bao ton “loc troi” tren dat Mo Si San hinh anh 1Trên thân những cây chè cao, đồng bào phải trèo lên các nhánh chè thấp, di chuyển dần lên các nhánh cao hơn để thu hái. Ảnh: Trọng Chính
Bao ton “loc troi” tren dat Mo Si San hinh anh 2Trong rừng Phàn Liên San lảng bảng mây mù ẩm ướt, những thiếu nữ Dao đỏ như chị Phùng Tả Mẩy đi hái búp trà Shan tuyết từ sáng sớm. Ảnh: Trọng Chính
Bao ton “loc troi” tren dat Mo Si San hinh anh 3Cây chè Mồ Sì San mọc tự nhiên trên rừng, phủ đầy rêu phong, địa y nhưng vẫn cho lá to, dày, búp mập. Ảnh: Trọng Chính

Mồ Sì San là xã vùng cao của huyện Phong Thổ với 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Toàn xã hiện có khoảng 1.700 cây chè Shan tuyết cổ thụ, gốc bé nhất đường kính khoảng 30 cm, gốc lớn nhất hai vòng tay người lớn ôm không hết. Đây là “báu vật” mà thiên nhiên ban tặng cho người dân xã Mồ Sì San.

Nhằm bảo tồn giống chè quý, theo ông Tẩn Chỉnh Lùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Mồ Sì San, xã có kế hoạch hướng dẫn đồng bào thu hái đúng kỹ thuật, mở các lớp tập huấn nhân giống, trồng mới và bảo tồn vùng chè theo hướng an toàn, bền vững…

Bao ton “loc troi” tren dat Mo Si San hinh anh 4Bởi có lá to, búp và lá non bên dưới có một lớp lông trắng như tuyết nên được gọi là trà Shan (sơn) tuyết. Ảnh: Trọng Chính
Bao ton “loc troi” tren dat Mo Si San hinh anh 5Búp chè sau khi hái mang về, tãi trên những chiếc nong, phơi cho búp chè rũ nước tự nhiên. Ảnh: Trọng Chính
Bao ton “loc troi” tren dat Mo Si San hinh anh 6Công đoạn vò, quyện hương chè bằng tay. Ảnh: Trọng Chính
Bao ton “loc troi” tren dat Mo Si San hinh anh 7Ông Tẩn Chỉnh Lùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mồ Sì San với các sản phẩm chè của Hợp tác xã chế biến chè cổ thụ Biên Cương. Ảnh: Trọng Chính
Bao ton “loc troi” tren dat Mo Si San hinh anh 8Thương hiệu chè Mồ Sì San với loại chè đặc biệt làm từ nguyên liệu búp chè Shan tuyết có giá khoảng 2,5 triệu đồng/kg, Hồng trà, Hoàng trà có giá khoảng 3 triệu đồng/kg và cả 3 loại chè đã được tỉnh Lai Châu chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Trọng Chính

Mồ Sì San cũng thành lập Hợp tác xã (HTX) chế biến chè cổ thụ Biên Cương để đầu tư trang thiết bị chế biến chè, đồng thời hướng dẫn các thành viên cách thu hái chè theo tiêu chuẩn chè búp tươi 1 tôm 1 lá, 1 tôm 2 lá, không dập nát, không khai thác ồ ạt, không chặt cành to… Đến nay, HTX đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm như chè xanh (2,5 triệu đồng/kg), Hồng trà, Hoàng trà (3 triệu đồng/kg), Bạch trà (hàng chục triệu đồng/kg)... Doanh thu từ các sản phẩm chè góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho nhiều hộ đồng bào trong xã.

Xác định đây là cây trồng giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, UBND huyện Phong Thổ đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển vùng chè cổ thụ trên địa bàn huyện Phong Thổ”. Dự kiến giai đoạn 2021 - 2025, Phong Thổ sẽ trồng mới bổ sung 120 ha chè ở các xã Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Pa Vây Sử, Hoang Thèn, Tung Qua Lìn và Dào San.

Ông Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ (nay là Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lai Châu) cho biết: Huyện Phong Thổ có khoảng 6.000 cây chè Shan tuyết cổ thụ. Dòng chè cổ trên địa bàn huyện có sự kết tinh của văn hóa đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc Dao. Khi thu nhập đảm bảo, đồng bào sẽ có trách nhiệm hơn trong việc triển khai, bảo tồn, thu hái, chế biến, từ đó cùng làm ra những sản phẩm chè Shan tuyết đặc sắc, hội tụ tinh hoa của trời – đất – văn hóa trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.

Hoàng Tâm


Tin liên quan

Chè đặc sản Shan tuyết Na Hang

Huyện Na Hang (Tuyên Quang) hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú. Niềm vui lớn đến với người trồng chè nơi đây khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ký quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang, mở ra hướng phát triển mới cho người trồng chè nơi đây.


Xây dựng thương hiệu sản phẩm chè Shan tuyết ở Tủa Chùa

Nằm ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là vùng cao nguyên với thời tiết mát mẻ quanh năm. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt cùng thổ nhưỡng thích hợp đã giúp cây chè Shan tuyết sinh trưởng và gắn bó với mảnh đất Sín Chải tự bao đời nay.


Triển vọng từ cây chè Shan Tuyết cổ thụ

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La hiện có hàng nghìn cây chè Shan Tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Vừa qua, các cơ quan chức năng đã có những khảo sát, đánh giá và đưa vào danh mục “Cây Di sản Việt Nam”. Đây là cơ hội để chính quyền và nhân dân xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị những cây chè cổ, từ đó mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân.


Chè Shan tuyết Tủa Chùa

Nằm ở độ cao 1.400 m so với mực nước biển, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) được thiên nhiên ban tặng cho giống chè quý hiếm - chè Shan Tuyết.


Sản phẩm OCOP tạo sức bật cho du lịch phát triển ở huyện Bắc Hà

Với quyết tâm đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao theo đúng lộ trình kế hoạch, nhiều xã vùng cao của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đang nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) theo chỉ tiêu 10.2 của tiêu chí 10 về “Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập” cho người dân, đồng thời biến các sản phẩm OCOP trở thành lợi thế thu hút khách du lịch.


Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết Na Hang

Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú. Do được trồng ở độ cao 800 - 1.000 mét so với mực nước biển, với tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, bốn mùa mây phủ, nên cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh.


Hà Giang bảo tồn, nâng cao giá trị cây chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì

Là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì hiện có tổng diện tích cây chè trên 4.600 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 12.880 tấn/năm, với giá trị thu nhập trên 115 tỷ đồng, trong đó diện tích cây chè cổ thụ là 2.000 ha, sản lượng đạt trên 6.000 tấn/năm.


Những sản vật quý hiếm ở cao nguyên đá Hà Giang

Những sản vật, món ăn độc đáo của nhiều dân tộc ở Hà Giang như mật ong bạc hà, chè Shan tuyết, nấm ngọc cẩu... đều để lại cho du khách những sự lựa chọn phong phú khi đến cao nguyên đá.


Đặc sản chè cổ thụ vùng cao Tà Xùa

Bản Bẹ nằm trên độ cao 1.600 m so với mặt nước biển, quanh năm sương mù. Thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây đã góp phần làm nên một sản phẩm chè nổi tiếng: chè Tà Xùa.



Đề xuất