Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Người dân tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Trong những năm gần đây, cây măng tre bát độ đã trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" cho đồng bào Mông tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cây măng tre Bát độ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Phát triển sầu riêng cơm vàng, hạt lép giúp nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) thoát nghèo. Ảnh: Đặng Tuấn - TTXVN

Nỗ lực đưa huyện miền núi Khánh Sơn thoát nghèo

Giai đoạn 2022-2025, Khánh Sơn là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa nằm trong danh sách huyện nghèo của cả nước. Thời gian qua, địa phương nỗ lực vượt bậc, đạt tiêu chí thoát khỏi huyện nghèo trong năm 2024 - về đích sớm hơn một năm so với Nghị quyết số 24 - NQ/TU ngày 11/7/2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Trong hành trình giảm nghèo bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng triển khai những chương trình hỗ trợ sinh kế, giúp người dân nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên cải thiện cuộc sống. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của chính người dân, các chương trình này đang mang lại những thay đổi tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng một tương lai tươi sáng cho các hộ gia đình.

Những vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thay da đổi thịt

Những vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thay da đổi thịt

Bình Thuận là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tiếp tục khởi sắc, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng.

Tạo động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Tạo động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn.

Vùng quê dân tộc Khmer Sóc Trăng ngày càng khởi sắc từ chương trình giảm nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Xóa đói giảm nghèo - một bảo đảm thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường an sinh xã hội là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác này. Đây cũng chính là cơ sở tạo nền tảng vững chắc để khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Xóa đói giảm nghèo và việc làm: Chìa khóa phát triển bền vững ở Hà Giang

Xóa đói giảm nghèo và việc làm: Chìa khóa phát triển bền vững ở Hà Giang

Hà Giang - mảnh đất miền núi, biên giới nằm ở địa đầu Tổ quốc, nơi núi rừng hùng vĩ ôm trọn những bản làng yên bình, đang viết tiếp câu chuyện của sự đổi thay qua từng con số và những nỗ lực đáng ghi nhận. Năm 2024, Hà Giang đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, mở ra những cơ hội mới cho người lao động, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Nỗ lực xóa đói giảm nghèo qua các chính sách thiết thực

Nỗ lực xóa đói giảm nghèo qua các chính sách thiết thực

Là tỉnh vùng cao nằm miền núi, biên giới cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, đặc biệt là tại các huyện nghèo, đặc biệt khó khăn. Thông qua việc khai thác tiềm năng địa phương và thúc đẩy liên kết sản xuất, Hà Giang không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống kinh tế mà còn nâng cao ý thức tự lực cánh sinh trong công cuộc thoát nghèo.

Sản phẩm OCOP mang về lợi ích kép

Sản phẩm OCOP mang về lợi ích kép

Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.

Cây chè góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở huyện biên giới Đình Lập (Lạng Sơn). Ảnh: Quang Duy - TTXVN

Việt Nam nỗ lực thực hiện giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo là mục tiêu kiên định của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển đất nước. Thực tế cũng cho thấy, bằng những biện pháp quyết liệt, đồng bộ và sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống địa phương, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển con người, nổi bật là công cuộc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Gia đình bà H’Khưa HĐơh tại buôn Jang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) được hỗ trợ 2 con dê và chuồng trại đã phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo. Ảnh: Nguyên Dung - TTXVN

Huyện biên giới Buôn Đôn kỳ vọng nhanh xóa đói giảm nghèo

Huyện biên giới Buôn Đôn của Đắk Lắk có 46,7 km đường biên giới tiếp giáp tỉnh Monđulkiri (Campuchia). Cùng với cả nước, công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số tại đây đã có những chuyển biến đáng khích lệ với nhiều kỳ vọng.

Nuôi ong lấy mật giúp xóa đói giảm nghèo tại Cao Bằng

Nuôi ong lấy mật giúp xóa đói giảm nghèo tại Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi, có thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, diện tích rừng lớn, rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong. Cao Bằng hiện có trên 330.000 ha rừng tự nhiên và hàng chục nghìn ha rừng trồng phân tán; hơn 300 hộ nuôi ong (quy mô từ 20 đến 300 đàn), sản lượng mật khai thác đạt 900.000 lít/năm.
Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình kinh tế sáng tạo cho hiệu quả cao

Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình kinh tế sáng tạo cho hiệu quả cao

Thanh Hóa hiện có nhiều mô hình sinh kế cho hiệu quả cao đang được người dân triển khai, giúp họ vươn lên làm giàu. Điển hình như mô hình chăn nuôi gà Ai Cập đẻ trứng an toàn của anh Hoàng Anh Tú ở thôn Thọ Lộc, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung và mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của anh Lê Văn Chinh ở xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa. Không những giúp cải thiện đời sống người dân nông thôn mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc ở K'bang

Những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc ở K'bang

Thực hiện cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững", huyện K'bang (Gia Lai) đã xây dựng 103 mô hình giảm nghèo tại các làng đồng bào DTTS, giúp đồng bào có cuộc sống ngày một ấm no hơn.
Bộ đội Biên phòng Điện Biên giúp dân xóa đói giảm nghèo

Bộ đội Biên phòng Điện Biên giúp dân xóa đói giảm nghèo

Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng Điện Biên (BĐBPĐB) còn đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện có hiệu quả nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo, giúp cải thiện đáng kể diện mạo bản làng vùng biên.
Ấm no nhờ cây trúc sào

Ấm no nhờ cây trúc sào

Để phát triển nông nghiệp thông minh theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022 - 2025, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) xác định trúc sào là cây trồng mũi nhọn, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế.
Chè Lai Châu được các Công ty thu mua với giá từ 5-10.000 đồng/kg. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN

Cây chè giúp đồng bào vùng cao Lai Châu xóa đói giảm nghèo

Nhằm góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây chè. Sau nhiều năm bén rẽ trên mảnh đất Lai Châu, cây chè đã từng bước khẳng định vị thế và trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương.
Bảo tồn “lộc trời” trên đất Mồ Sì San

Bảo tồn “lộc trời” trên đất Mồ Sì San

Nhiều năm nay, cây chè Shan tuyết có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Bởi vậy, công tác bảo tồn và phát huy giống chè đặc sản này luôn được chính quyền và người dân nơi đây quan tâm…
Đồi trồng sơn tra tại xã vùng cao Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN

Sơn tra - cây xóa đói giảm nghèo ở vùng cao Sơn La

Từ cuối tháng 8 đến hết tháng 10 hàng năm, các địa phương vùng cao tỉnh Sơn La lại nhộn nhịp vào mùa thu hoạch quả sơn tra (quả táo mèo), sản phẩm mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Vốn là cây mọc hoang dại, nhưng với lợi ích kép. Trong những năm qua, sơn tra đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, góp phần đổi thay cuộc sống và xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao Sơn La.
Đắk Nông tạo thuận lợi để người dân vay vốn xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

Đắk Nông tạo thuận lợi để người dân vay vốn xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Nông, sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (gọi tắt là Nghị định 78), dư nợ tín dụng ưu đãi trên địa bàn là hơn 3.500 tỷ đồng, tăng hơn 120 lần so với năm 2004 (thời điểm thành lập tỉnh).
Mô hình phát triển nghề nông thôn phục vụ xóa đói giảm nghèo của HTX mỳ bún khô Tiến Diện, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai). Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Huyện vùng cao Võ Nhai dồn lực để giảm 3% số hộ nghèo

Võ Nhai là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên với hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, địa hình chia cắt, chủ yếu là đồi núi cao, còn 59 xóm bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Việc áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật và phát huy lợi thế về địa hình để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại trong khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, khiến triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Hướng đi mới cho phát triển cây ăn quả

Hướng đi mới cho phát triển cây ăn quả

Nhận thấy tiềm năng trong phát triển cây ăn quả, huyện nghèo 30a Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã tập trung xây dựng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Lễ hội Then Kin Pang ở Phong Thổ thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Huyện biên giới Phong Thổ khai thác tiềm năng du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo

Phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch, huyện biên giới Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển thương mại dịch vụ, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó, các sản phẩm du lịch của huyện từng bước được hình thành, các khu, điểm du lịch sinh thái, văn hóa được đầu tư xây dựng. Các hoạt động du lịch, dịch vụ đã thu hút đông đảo du khách tới thăm quan, trải nghiệm, góp phần tăng doanh thu từ du lịch, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng giúp đồng bào Lô Lô xóa đói giảm nghèo

Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng giúp đồng bào Lô Lô xóa đói giảm nghèo

Xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào Lô Lô. Với hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và các phong tục tập quán đặc sắc, Khuổi Khon đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá Non nước Cao Bằng. Phát triển du lịch giúp đồng bào Lô Lô xóa đói giảm nghèo trở thành định hướng của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng.