Cư trú tập trung ở huyện Sơn Động (Bắc Giang), dân tộc Dao sở hữu nhiều di sản văn hóa đặc sắc, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Để gìn giữ, phát huy những di sản văn hóa này, huyện Sơn Động đã triển khai nhiều giải pháp, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của đồng bào…
Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.
Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.
Tối 24/5, tại Sân vận động huyện Vị Xuyên, UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã tổ chức khai mạc “Ngày hội truyền thông, quảng bá, tiềm năng, hợp tác phát triển và giới thiệu không gian văn hóa các dân tộc huyện Vị Xuyên” và công bố danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia hát Páo dung của người Dao. Hàng ngàn người dân và du khách đã tham gia lễ khai mạc.
Trong ngày thi đấu (11/5) tại Campuchia, cô gái dân tộc Dao Triệu Thị Phương Thủy đã thi đấu xuất sắc, giành Huy chương Vàng môn Kun Khmer tại SEA Games 32, mang vinh quang về cho Tổ quốc và là niềm tự hào của quê hương Đất Tổ.
Trong bối cảnh xu hướng du lịch đang có sự thay đổi rõ rệt, những chuyến đi dài ngày của du khách không chỉ là tham quan đơn thuần mà còn là du lịch tận hưởng kết hợp chăm sóc, cải thiện sức khỏe. Do đó, các bài thuốc nam của dân tộc Dao đỏ tại Lào Cai càng trở nên giá trị hơn bao giờ hết.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Thái Nguyên, ngày 7 và 8/10/2022, tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam ở thành phố Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Dao. 14 đoàn thuộc 14 tỉnh có đông đồng bào Dao sinh sống đã tham gia tham gia biểu diễn, trình diễn ba nội dung gồm: Trình diễn trang phục dân tộc; liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trích đoạn nghi lễ truyền thống của dân tộc Dao.
Nhiều năm nay, cây chè Shan tuyết có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Bởi vậy, công tác bảo tồn và phát huy giống chè đặc sản này luôn được chính quyền và người dân nơi đây quan tâm…
Từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây quế đã giúp bà con Lào Cai không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần tạo ra nhiều tỷ phú nông dân. Nhờ đó, quế cũng từng bước trở thành cây trồng chủ lực của Lào Cai, biến địa phương trở thành một trong những vùng trồng lớn nhất cả nước.
Trang phục truyền thống là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo của người Dao đỏ ở Yên Bái, gồm có khăn đội đầu, khăn quàng cổ, yếm, áo, quần và thắt lưng.
Nhiều năm gắn bó với nghề bốc thuốc chữa bệnh, bà Phùng Thị Nội, người Dao Quần Chẹt ở phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình (Hòa Bình) đã giúp hàng nghìn người khỏi bệnh, trong đó có nhiều người là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cấp sắc là một nghi thức tín ngưỡng đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Sơn La nói chung và người Dao Tiền ở huyện Mộc Châu nói riêng. Đàn ông người Dao đều trải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, cũng như sự thừa nhận của cộng đồng về người được cấp sắc.
Phát huy tinh thần nêu gương và với sự tận tâm trong công việc… những năm qua, ông Đặng Tòn Sểnh, dân tộc Dao, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khau Cau, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã vận động người dân trong thôn áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất; đóng góp làm đường, làm cầu xây dựng quê hương… Nhờ vậy, thôn Khau Cau có rất nhiều đổi thay, đời sống người dân ngày một nâng cao. Với người dân nơi đây, ông Sểnh là “ngọn lửa” sáng, là người mở lối giúp họ vươn lên thoát nghèo.
Những năm trở lại đây, chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, ngày càng xuất nhiều sản phẩm OCOP do các hợp tác xã, tổ hợp tác của địa phương sản xuất ra, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong đó, điển hình là Hợp tác xã Thiên An với nhiều sản phẩm OCOP là dược liệu và nông sản.
Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có khoảng hơn 100 nghìn người, với văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự chủ động, tích cực của cộng đồng người Dao, công tác bảo tồn văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được triển khai sâu rộng, nhiều Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Dao được thành lập… qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao trên địa bàn tỉnh.
Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Cao Bằng đang tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Để đảm bảo thông tin về Ngày hội non sông đến được với tất cả cử tri, đặc biệt là nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Cao Bằng tăng cường công tác tuyên truyền, trong đó chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Dao đỏ đến từ huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã tái hiện nghi Lễ cúng Bàn Vương truyền thống của dân tộc mình.
Nằm trong chuỗi các sự kiện, hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc của các dân tộc vùng cao Bình Liêu, ngày 24/4, tại Quảng trường 25/12, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), Ngày hội Văn hóa-thể thao các dân tộc Bình Liêu đã chính thức khai mạc.
Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề “ Việt Nam với những sắc màu dân tộc”, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Dao đến từ huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức tái hiện lễ cúng ngày “Tết Thanh Minh” đặc sắc của dân tộc mình.
Vùng núi non, thung lũng xung quanh núi Đù là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào người Mường, người Dao. Trong đó, khu 10 xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, là bản của người dân tộc Dao từ trên những dãy núi cao của xã Trung Sơn (huyện Yên Lập) về định cư từ năm 1955.
Đát Chuối - ngọn núi thiêng của không chỉ đồng bào dân tộc Dao, xã Nga Hoàng (huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) mà còn là điểm hẹn tâm linh của cộng đồng người Dao quần chẹt trong khu vực. Sau nhiều năm bị đứt quãng, năm nay, Lễ hội Bàn Vương được cộng đồng người Dao nơi đây phục dựng lại nhằm lưu giữ nguồn gốc lịch sử, văn hóa của dân tộc, thể hiện sự biết ơn với Sư Tổ Bàn Vương, người đã sinh ra 12 tộc họ người Dao ngày nay, đồng thời, cầu nguyện Sư Tổ Bàn Vương phù hộ cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, con cháu đời đời ấm no, hạnh phúc.
Cứ vào dịp cuối năm, đồng bào dân tộc Dao sống tại huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa lại chuẩn bị đồ đạc, vật chất để đón Tết năm cùng. Đây là Tết để người dân tộc Dao báo cáo với tổ tiên về thành quả một năm tăng gia sản xuất và cầu sang năm mới mưa thuận gió hòa, thu nhiều kết quả trong sản xuất.
Chanh rừng là loại cây cho quả của nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao ở xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn). Hiện xã Mẫu Sơn có trên 50 ha chanh rừng, trồng tập trung tại các thôn Bó Pằm, Nà Mò.
Là Liên đội trưởng Liên đội Trường Trung học cơ sở thị trấn Phù Yên, tỉnh Sơn La, em Nguyễn Tú Linh, dân tộc Dao, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động của lớp, của trường cũng như đạt thành tích cao trong học tập. Em vinh dự là một trong những đại biểu ưu tú tham dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IX, năm 2020 diễn ra trong hai ngày 24-25/10, tại Thủ đô Hà Nội
Với chủ trương thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm, cũng như triển khai, thực hiện các chương trình và đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Để ghi nhận những kết quả trong công tác giảm nghèo, phóng viên TTXVN thực hiện loạt 4 bài viết với chủ đề "Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo".
Thanh Hóa là tỉnh có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Dao là một trong 3 dân tộc có chữ viết. Trên thực tế, đồng bào Dao ở Thanh Hóa đang ngày càng ít biết về chữ viết của dân tộc mình.
Bản Đồng Măng có 100% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống, thuộc xã vùng cao Trung Sơn của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Những năm trước đây, Đồng Măng gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, nhất là khi trời mưa, đường trơn trượt và nước lũ ở các sông suối dâng cao. Nhưng vài năm nay, nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Đồng Măng được khoác trên mình một diện mạo mới, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay hiện hữu, niềm hân hoan phấn khởi đầy ắp trong câu chuyện của người dân tộc Dao nơi đây.
Ở Pờ Sì Ngài có một điều thật đặc biệt! Nơi đây có một nghệ nhân được xem là người trong số rất ít người ở Lào Cai biết và vẫn giữ được nghề truyền thống của người Dao đỏ - nghề vẽ tranh thờ. Đó là nghệ nhân Chảo Sành Nhàn.
“Người Dao ở Trung Minh rất vui và tự hào vì được ông Ngân truyền dạy lại cho bản sắc văn hóa của dân tộc. Nhờ có sự tâm huyết của ông, phong trào bảo tồn văn hóa dân tộc Dao ở Trung Minh phát triển mạnh lắm…”. Đây là chia sẻ của bà con người Dao xã Trung Minh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang khi nhắc đến ông Chu Tuần Ngân, thôn Bản Pình, xã Trung Minh.