Nằm ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển, vùng biên Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) không chỉ được tạo hóa ban tặng những tuyệt tác thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng, khí hậu mát mẻ mà còn có những cây chè trăm tuổi, được ví như “kho báu xanh” của đất trời.
Vốn nổi tiếng là vùng trồng mận tam hoa của tỉnh Lào Cai, giờ đây Bắc Hà có thêm đặc sản trứ danh nữa là chè hữu cơ khai thác từ rừng chè cổ thụ phân tán rải rác ở nhiều xã, nhưng tập trung nhất ở 3 xã Hoàng Thu Phố, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, tuổi chè từ 100-200 năm. Đặc biệt, quần thể 105 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Hà Giang là tỉnh nằm ở cực Bắc của Việt Nam, được biết đến với những điểm du lịch nổi tiếng, lễ hội văn hóa độc đáo và giống chè đặc sản Shan Tuyết. Toàn tỉnh Hà Giang có gần 21.000 ha chè, diện tích chè kinh doanh chiếm trên 80% diện tích và chủ yếu là giống chè Shan Tuyết.
Nằm ở độ cao 1.400m, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) không chỉ được biết đến với khí hậu trong lành, mát mẻ mà còn là nơi có những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Tạo động lực cho nghề chè phát triển, UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã xây dựng, phát triển các thương hiệu chè của địa phương, nâng cao giá trị các sản phẩm chè, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Có diện tích chè Shan tuyết lớn hàng đầu của cả nước, Yên Bái được các nhà khoa học đánh giá là một trong những vùng đất thủy tổ của cây chè, mang nhiều nguồn gen quý hiếm, với hương vị chè đặc trưng không nơi nào có được. Bảo tồn và phát triển bền vững cây chè Shan tuyết có ý nghĩa cấp thiết, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào vùng cao.
Nằm ở độ cao khoảng 1.800 m so với mực nước biển, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, được thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ, cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp. Nơi đây, còn được biết đến giống chè Shan tuyết với nhiều cây có tuổi đời hàng trăm năm cho hương vị chè đặc trưng không nơi nào có được. Với những giá trị đó, người dân, chính quyền địa phương đang nỗ lực để thương hiệu này được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, sử dụng nhiều hơn.
Cây chè Shan tuyết Hà Giang có lịch sử lâu đời, được trồng ở nhiều huyện, thành phố, nhưng tập trung chủ yếu ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang với các tiểu vùng sinh thái khác nhau nổi tiếng như: Cao Bồ, Thượng Sơn, Nậm Ty, Thông Nguyên, Túng Sán, Hồ Thầu, Xuân Minh…
Nhiều năm nay, cây chè Shan tuyết có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Bởi vậy, công tác bảo tồn và phát huy giống chè đặc sản này luôn được chính quyền và người dân nơi đây quan tâm…
Huyện Na Hang (Tuyên Quang) hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú. Niềm vui lớn đến với người trồng chè nơi đây khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ký quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang, mở ra hướng phát triển mới cho người trồng chè nơi đây.
Sau gần 20 năm chăm sóc, những đồi chè Shan tuyết ở các xã Huồi Tụ, Mường Lồng, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã dần phủ xanh những ngọn đồi trọc. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với giá đầu ra ổn định đã đưa cây chè Shan tuyết trở thành cây trồng chủ lực và là cây xóa đói giảm nghèo cho hàng trăm đồng bào dân tộc Mông ở huyện miền núi, biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An.
Với mục tiêu nâng cao giá trị và phát triển bền vững các nông sản thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Với quyết tâm đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao theo đúng lộ trình kế hoạch, nhiều xã vùng cao của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đang nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) theo chỉ tiêu 10.2 của tiêu chí 10 về “Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập” cho người dân, đồng thời biến các sản phẩm OCOP trở thành lợi thế thu hút khách du lịch.
Với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, trọng tâm là phát triển sản phẩm có lợi thế của từng địa phương, thời gian qua, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Nhờ đó, nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Na Hang đã có thương hiệu, giá trị sản xuất nông nghiệp được nâng lên, giúp người nông dân từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú. Do được trồng ở độ cao 800 - 1.000 mét so với mực nước biển, với tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, bốn mùa mây phủ, nên cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh.
Là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì hiện có tổng diện tích cây chè trên 4.600 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 12.880 tấn/năm, với giá trị thu nhập trên 115 tỷ đồng, trong đó diện tích cây chè cổ thụ là 2.000 ha, sản lượng đạt trên 6.000 tấn/năm.
Những sản vật, món ăn độc đáo của nhiều dân tộc ở Hà Giang như mật ong bạc hà, chè Shan tuyết, nấm ngọc cẩu... đều để lại cho du khách những sự lựa chọn phong phú khi đến cao nguyên đá.
Để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã và đang triển khai dự án “Phát triển sản xuất một số cây trồng hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ” tại 2 xã Tân Lập và Quảng Bạch.
Bản Bẹ nằm trên độ cao 1.600 m so với mặt nước biển, quanh năm sương mù. Thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây đã góp phần làm nên một sản phẩm chè nổi tiếng: chè Tà Xùa.