Những ngôi nhà bằng đá của người Tày tại xóm Bản Gun - Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh). Ảnh: Thế Vĩnh |
Nhà sàn truyền thống, hướng nhà sàn của người Tày thường là hướng đông nam, hoặc hướng nam ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Trước nhà có không gian thông thoáng, tầm nhìn xa, xung quang nhà có thể làm vườn rau, trồng cây ăn quả. Về cấu trúc, nhà sàn có chiều cao từ 7 m đến 8 m, làm bằng các loại gỗ quý, chắc bền như: lim, nghiến, dổi, sến, táu, dẻ, xạ cài, sau sau đỏ... Thông thường người Tày làm nhà ba gian, gian giữa là gian để bàn thờ tổ tiên, trang trọng. Sinh hoạt ăn ở của gia đình đều ở trên sàn nhà. Sàn lát bằng những tấm ván xẻ mỏng hoặc vầu, tre, mai được chẻ ra. Gian giữa có bộ bàn ghế, ấm chén để tiếp khách.
Hai gian bên bố trí các phòng ngủ của các thành viên trong gia đình, mỗi phòng đều có giường kê cao sạch sẽ. Phía sau bàn thờ là phòng nghỉ của ông, bà; phòng con dâu bố trí nơi kín đáo, nam giới không được lai vãng. Phần cuối nhà là bếp, kho dự trữ lương thực, thực phẩm, dao, búa, đồ dùng trong nhà..., chum vại ống bương đựng nước uống. Trên gác thường treo thóc giống, thóc nếp bông thành chùm, trên sàn để ngô, khoai, sắn khô. Nhà ba gian gồm bốn vì cột, mỗi vì từ 5 đến 9 cột cách nhau từ 2,5 m đến 2,8 m. Các vì cột này được gá với nhau bởi những hàng xà ngang, dọc tạo nên bốn mặt vững chãi. Đằng trước hoặc sau có thêm sàn ken bằng vầu già hay ghép bằng cây, tiện cho việc phơi phóng quần áo, nông sản. Đồng thời, người ta bắc thang làm bằng gỗ hay gốc tre già 5 đến 7 bậc gá lên thành sàn để lên, xuống. Trước cửa chính ở tầng sàn, còn tạo nơi đi lại hay nghỉ ngơi hóng mát bằng việc lát những cây gỗ, tre rộng chừng 1 m đến 1,2 m và đóng lan can dài bằng chiều ngang của nhà.
Nhà sàn người Tày Cao Bằng lợp bằng ngói máng, còn gọi là ngói âm dương làm từ đất sét nung chín. Nhà có hai mái, có nơi làm thành 4 mái, hai mái phụ hai bên. Những vị trí thuận lợi, bà con còn bắc nước nguồn về tận nhà bằng hệ thống ống tre, nứa cho chảy vào nơi chứa nước là một khúc gỗ to đục rỗng để rửa chân tay trước khi vào nhà. Nhiều nơi, nhà sàn không thưng bằng ván hoặc buộc cây mà được xây xung quanh bằng đá vôi, gạch nung, tường nhà rất chắc chắn, điển hình như ở Trùng Khánh, Quảng Uyên, Trà Lĩnh. Nhà sàn cổ của người Tày vì thế còn mang ý nghĩa chống thú dữ, trộm cắp xâm nhập từ bên ngoài... Những hộ có điều kiện thuận lợi còn làm nhà 5 gian hai trái, nhưng bố trí trong nhà cũng tương tự như nhà ba gian.
Nhà trệt, cấu trúc tương tự nhà sàn, các vì cột kèo, xà ngang, dọc vẫn như vậy, nhưng con người sống ngay trên nền đất nhà, phần tầng dưới không còn. Làm nhà trệt ít tốn kém, hợp vệ sinh hơn. Nhà trệt cũng làm ba gian, cấu trúc phân chia như tầng sàn của nhà sàn.
Nhà nửa sàn, nửa trệt, là kiểu nhà sàn dựng áp vào sườn đồi, hướng mặt vào sườn đồi. Loại nhà này, nửa đằng sau từ cột nóc là phần sàn, có lát ván, chia ra phòng ngủ, bếp; nửa đằng trước được san rộng từ mặt cắt sườn đồi tạo nên mặt bằng, là nơi làm nền đất nhà, phần ngoài dùng làm sân chơi, phơi phóng. Vách nhà thưng ván, hoặc trát đất sét kiểu "toóc xi".
Nhà trình tường, đối với những người có nhiều tiền và các bậc hương lý, chức sắc trước kia thường làm kiểu nhà này. Nhà trình tường là loại nhà đất, dùng ít cột, xà gỗ để làm khung, còn lại là tường bằng đất sét nện chặt dày khoảng 40 cm từ mặt đất lên đến nóc. Nhà tường trình có ý nghĩa phòng vệ, nhà ba gian, trong nhà cũng phân chia các ô, bố trí cấu trúc như tầng sàn nhà sàn.
Kiến trúc nhà sàn truyền thống, nhà trình tường và các loại nhà của người Tày mang một vẻ đẹp và tiện ích riêng, phục vụ thiết thực cho đời sống, trường tồn bao năm qua. Đó là một loại hình di sản văn hóa vật thể quý báu do ông cha ta để lại, rất cần được quan tâm lưu giữ và phát huy.
Hai gian bên bố trí các phòng ngủ của các thành viên trong gia đình, mỗi phòng đều có giường kê cao sạch sẽ. Phía sau bàn thờ là phòng nghỉ của ông, bà; phòng con dâu bố trí nơi kín đáo, nam giới không được lai vãng. Phần cuối nhà là bếp, kho dự trữ lương thực, thực phẩm, dao, búa, đồ dùng trong nhà..., chum vại ống bương đựng nước uống. Trên gác thường treo thóc giống, thóc nếp bông thành chùm, trên sàn để ngô, khoai, sắn khô. Nhà ba gian gồm bốn vì cột, mỗi vì từ 5 đến 9 cột cách nhau từ 2,5 m đến 2,8 m. Các vì cột này được gá với nhau bởi những hàng xà ngang, dọc tạo nên bốn mặt vững chãi. Đằng trước hoặc sau có thêm sàn ken bằng vầu già hay ghép bằng cây, tiện cho việc phơi phóng quần áo, nông sản. Đồng thời, người ta bắc thang làm bằng gỗ hay gốc tre già 5 đến 7 bậc gá lên thành sàn để lên, xuống. Trước cửa chính ở tầng sàn, còn tạo nơi đi lại hay nghỉ ngơi hóng mát bằng việc lát những cây gỗ, tre rộng chừng 1 m đến 1,2 m và đóng lan can dài bằng chiều ngang của nhà.
Nhà sàn người Tày Cao Bằng lợp bằng ngói máng, còn gọi là ngói âm dương làm từ đất sét nung chín. Nhà có hai mái, có nơi làm thành 4 mái, hai mái phụ hai bên. Những vị trí thuận lợi, bà con còn bắc nước nguồn về tận nhà bằng hệ thống ống tre, nứa cho chảy vào nơi chứa nước là một khúc gỗ to đục rỗng để rửa chân tay trước khi vào nhà. Nhiều nơi, nhà sàn không thưng bằng ván hoặc buộc cây mà được xây xung quanh bằng đá vôi, gạch nung, tường nhà rất chắc chắn, điển hình như ở Trùng Khánh, Quảng Uyên, Trà Lĩnh. Nhà sàn cổ của người Tày vì thế còn mang ý nghĩa chống thú dữ, trộm cắp xâm nhập từ bên ngoài... Những hộ có điều kiện thuận lợi còn làm nhà 5 gian hai trái, nhưng bố trí trong nhà cũng tương tự như nhà ba gian.
Nhà trệt, cấu trúc tương tự nhà sàn, các vì cột kèo, xà ngang, dọc vẫn như vậy, nhưng con người sống ngay trên nền đất nhà, phần tầng dưới không còn. Làm nhà trệt ít tốn kém, hợp vệ sinh hơn. Nhà trệt cũng làm ba gian, cấu trúc phân chia như tầng sàn của nhà sàn.
Nhà nửa sàn, nửa trệt, là kiểu nhà sàn dựng áp vào sườn đồi, hướng mặt vào sườn đồi. Loại nhà này, nửa đằng sau từ cột nóc là phần sàn, có lát ván, chia ra phòng ngủ, bếp; nửa đằng trước được san rộng từ mặt cắt sườn đồi tạo nên mặt bằng, là nơi làm nền đất nhà, phần ngoài dùng làm sân chơi, phơi phóng. Vách nhà thưng ván, hoặc trát đất sét kiểu "toóc xi".
Nhà trình tường, đối với những người có nhiều tiền và các bậc hương lý, chức sắc trước kia thường làm kiểu nhà này. Nhà trình tường là loại nhà đất, dùng ít cột, xà gỗ để làm khung, còn lại là tường bằng đất sét nện chặt dày khoảng 40 cm từ mặt đất lên đến nóc. Nhà tường trình có ý nghĩa phòng vệ, nhà ba gian, trong nhà cũng phân chia các ô, bố trí cấu trúc như tầng sàn nhà sàn.
Kiến trúc nhà sàn truyền thống, nhà trình tường và các loại nhà của người Tày mang một vẻ đẹp và tiện ích riêng, phục vụ thiết thực cho đời sống, trường tồn bao năm qua. Đó là một loại hình di sản văn hóa vật thể quý báu do ông cha ta để lại, rất cần được quan tâm lưu giữ và phát huy.
Lê Chí Thanh (Theo Báo Điện tử Cao Bằng)