Các chiến sĩ hải quân tìm hiểu tư liệu về sự kiện Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc diễn văn tại đảo Trường Sa ngày 7/5/1988. Ảnh: Hồng Đạt

Nhà truyền thống Trường Sa -“Địa chỉ đỏ” giáo dục tình yêu biển đảo Việt Nam

Nhà truyền thống Trường Sa ở trung tâm đảo Trường Sa (Khánh Hòa) có hàng trăm tư liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh,… phản ánh quá trình lịch sử khẳng định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Nơi đây còn là "Địa chỉ đỏ" để người dân, du khách, nhất là thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam.

Đắk Lắk: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Ê Đê

Đắk Lắk: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Ê Đê

Ngày 26/2, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình nhà truyền thống của Tỉnh ủy và nhà dài truyền thống của người Ê Đê. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, người dân trên địa bàn tham dự buổi Lễ.
Nhà truyền thống bon Đắk R’Moan mới đưa vào sử dụng đã có dấu hiệu xuống cấp

Nhà truyền thống bon Đắk R’Moan mới đưa vào sử dụng đã có dấu hiệu xuống cấp

Nhà truyền thống bon Đắk R’Moan (xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) được đầu tư xây dựng nhằm phục dựng, bảo tồn văn hóa của người M’Nông và tạo nên một không gian truyền thống cho sinh hoạt cộng đồng của người dân bản địa. Mục tiêu là vậy nhưng ngôi nhà lại không đảm bảo chất lượng, nhiều đóng góp thiết thực, tâm huyết của người dân địa phương không được tiếp thu đầy đủ.
Nhà ở của người Tày Cao Bằng

Nhà ở của người Tày Cao Bằng

Từ lâu, người Tày sống quần tụ thành xóm, làng từ 8 đến 15 nhà, có nơi tới 20, 30 nhà san sát nhau, hoặc nhiều hơn. Tùy từng nơi, hoàn cảnh khác nhau, người Tày làm nhà khác nhau. Vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, người Tày thường làm nhà sàn thưng ván, cót, buộc cây, trát vách xung quanh hoặc tường trình hay xây đá. Vùng đồng bằng, ven thị trấn thường làm nhà trệt. Nhưng nhà truyền thống của người Tày, nét kiến trúc văn hóa độc đáo, đặc trưng điển hình chính là ngôi nhà sàn.
Nhà Moong của người Cơ - tu

Nhà Moong của người Cơ - tu

Moong là một loại nhà Gươl của nhiều gia đình Cơ-tu, có kiến trúc độc đáo với nhiều cột phụ xung quanh (không có cột cái).Nhà Moong được làm từ nhiều loại vật liệu như mây, gỗ, tre nứa, lồ ô, lá nón, lá mây...; có 1 hoặc 2 cửa nhỏ, vách bằng tấm phên lồ ô.