Người Mường gìn giữ nghề làm giấy dó

Vỏ cây dướng được ngâm nước 2 - 3 ngày để làm mềm ra, ngâm qua nước vôi rồi đun sủi trên 10 tiếng, được ủ qua 1 ngày 1 đêm, tiếp tục ngâm nước sạch từ 7 - 10 ngày để loại bỏ nhựa cây. Ảnh: Lưu Trọng Đạt
Vỏ cây dướng được ngâm nước 2 - 3 ngày để làm mềm ra, ngâm qua nước vôi rồi đun sủi trên 10 tiếng, được ủ qua 1 ngày 1 đêm, tiếp tục ngâm nước sạch từ 7 - 10 ngày để loại bỏ nhựa cây. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Nghề làm giấy dó ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa, nay là xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã có từ lâu đời, được người Mường trong xóm bảo tồn, gìn giữ hàng trăm năm qua.

Người Mường gìn giữ nghề làm giấy dó ảnh 1Vỏ cây dướng được ngâm nước 2 - 3 ngày để làm mềm ra, ngâm qua nước vôi rồi đun sủi trên 10 tiếng, được ủ qua 1 ngày 1 đêm, tiếp tục ngâm nước sạch từ 7 - 10 ngày để loại bỏ nhựa cây. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Gia đình ông Nguyễn Văn Chúc là một trong 5 hộ đang sản xuất giấy dó ở xóm Suối Cỏ. Theo ông Chúc, nguyên liệu để làm giấy dó thường từ cây dó và cây dướng. Khi chọn được cây dó, cây dướng phù hợp, người thợ bóc vỏ, phơi khô, ngâm nước từ 2 - 3 ngày, sau đó ngâm tiếp qua nước vôi đặc, vớt ra rửa sạch rồi lại ngâm nước từ 7 - 10 ngày để loại bỏ nhựa cây. Sau đó, vỏ cây được nghiền thành bột để làm giấy. Công đoạn tráng giấy thường do phụ nữ Mường đảm nhiệm. Được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên giấy dó ở xóm Suối Cỏ có chất lượng tốt, bền dai, không bị mối hay gián nhấm.

Người Mường gìn giữ nghề làm giấy dó ảnh 2

Ông Nguyễn Văn Chúc ở xóm Suối Cỏ kiểm tra chất lượng giấy dó thành phẩm. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Người Mường gìn giữ nghề làm giấy dó ảnh 3Bà Hoàng Thị Hậu (vợ ông Nguyễn Văn Chúc) dùng khuôn liềm để seo giấy dó, tráng mỏng và để róc nước. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Giấy dó thường được nghệ nhân chọn để vẽ tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, trang trí sản phẩm hoặc gói quà… Theo ông Hoàng Văn Độ, trưởng xóm Suối Cỏ, huyện Lương Sơn đang triển khai chính sách hỗ trợ các gia đình ở xóm Suối Cỏ phát triển nghề làm giấy dó, từng bước tạo dựng thương hiệu, xây dựng làng nghề, hướng đến hình thành điểm du lịch trải nghiệm cộng đồng, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Lưu Trọng Đạt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm