Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Hai anh em song sinh người Mường tình nguyện nhập ngũ

Hai anh em song sinh người Mường tình nguyện nhập ngũ

Trong đợt giao quân năm nay, tỉnh Hòa Bình có hai anh em song sinh người Mường, cùng viết đơn tình nguyện tham gia nhập ngũ và trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Đó là, Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo (sinh năm 2005) ở xóm Đồi 1, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi (Hòa Bình).

Gìn giữ nét đẹp đón Tết của người Mường

Gìn giữ nét đẹp đón Tết của người Mường

Đón Tết năm mới (Tết Nguyên đán) là phong tục văn hóa đẹp, nhân văn, tồn tại lâu đời được cộng đồng người Mường ở Hòa Bình lưu giữ qua nhiều thế hệ. Đây là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm đối với cộng đồng người Mường Hòa Bình.

Vỏ cây dướng được ngâm nước 2 - 3 ngày để làm mềm ra, ngâm qua nước vôi rồi đun sủi trên 10 tiếng, được ủ qua 1 ngày 1 đêm, tiếp tục ngâm nước sạch từ 7 - 10 ngày để loại bỏ nhựa cây. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Người Mường gìn giữ nghề làm giấy dó

Nghề làm giấy dó ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa, nay là xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã có từ lâu đời, được người Mường trong xóm bảo tồn, gìn giữ hàng trăm năm qua.
Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường

Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường

Nghề làm giấy dó của người Mường ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa (nay là xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã có từ lâu đời nay, là nghề cha truyền con nối. Với đam mê nghề truyền thống, những nghệ nhân xóm Suối Cỏ tiếp tục duy trì sản xuất, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc nghề của cha ông để lại.
Tết cơm mới của người Mường ở Phú Thọ

Tết cơm mới của người Mường ở Phú Thọ

Ngày 3/11 (tức 10/10 âm lịch), huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Tết cơm mới tại Đình Khoang, xã Hương Cần. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Đi tìm nguồn gốc đặc sản thịt chua Phú Thọ

Đi tìm nguồn gốc đặc sản thịt chua Phú Thọ

Chế biến từ những nguyên liệu dân dã với sự hòa quyện của các gia vị được tẩm ướp theo bí quyết gia truyền, trải qua quá trình lên men, một đặc sản của núi rừng - thịt chua- đã được tạo nên bởi chính đôi bàn tay khéo léo của người nông dân huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Tuy nhiên, chẳng ai biết đặc sản này được tạo ra ở đâu và từ bao giờ. Trải qua hàng trăm năm với những công thức chế biến khác nhau, thịt chua Phú Thọ vẫn vẹn nguyên hương vị nồng đậm và trở thành niềm tự hào ẩm thực của vùng đất Tổ.
Hòa Bình có thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hòa Bình có thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 26/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra hai Quyết định số 1756/QĐ-BVHTTDL và Quyết định số 1757/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Tri thức lịch đoi (lịch Tre) và lễ hội Khai Hạ của người Mường được công bố Danh mục văn di sản hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng của người dân xứ Mường tỉnh Hòa Bình.
Người Mường trên đất Ba Vì (Hà Nội) bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ba Vì nâng cao đời sống tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Ba Vì (Hà Nội) có 7 xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ lớn ở các xã: Minh Quang, Yên Bài, Ba Trại, Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh. Trong huyện có hai dân tộc thiểu số chính là đồng bào các dân tộc Mường, Dao với những nét văn hóa, phong tục, tập quán đặc sắc riêng.
Người Mường ở thung lũng Chuôi vui đón Tết

Người Mường ở thung lũng Chuôi vui đón Tết

Khi hoa đào điểm tô sắc hồng, hoa mơ phủ trắng tinh khôi lên nền xanh cây lá là dấu hiệu của mùa Xuân mới đang về. Thời điểm này, mùa màng đã thu hoạch xong, đất được nghỉ ngơi chờ mùa gieo hạt mới, người Mường náo nức chuẩn bị “bui ngay sết”, có nghĩa là vui ngày Tết.
Bảo tồn nhà sàn truyền thống dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ngọc Lặc

Bảo tồn nhà sàn truyền thống dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ngọc Lặc

Trong cộng đồng các dân tộc sinh sống tại huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, người Mường chiếm hơn 70% dân số. Thời gian qua, nhiều hộ đồng bào ở đây đã xây dựng nhà theo kiến trúc mới, hiện đại. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn giữ những nếp nhà sàn theo kiến trúc truyền thống của của dân tộc mình. Địa phương này đang nỗ lực bảo tồn nhà sàn truyền thống người Mường bằng việc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Vịnh Ngòi Hòa vùng phát triển du lịch trọng tâm của huyện Tân Lạc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Huyện Tân Lạc thu hút đầu tư, phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Nghị quyết số 03-NQ/HU của huyện Tân Lạc, Hòa Bình về “Phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030” được ban hành và triển khai trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc. Tân Lạc đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư du lịch, quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.
Đánh thức tiềm năng du lịch Pảban

Đánh thức tiềm năng du lịch Pảban

Được ví như “Sapa xứ Thanh”, với khí hậu quanh năm mát mẻ, bản Pảban thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù luông, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) hiện đang phát huy thế mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách khi muốn trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng.
Cây chè Shan tuyết hơn 20 năm tuổi trên núi Đù. Ảnh: baophutho.vn

Đời sống mới của người Dao dưới chân núi Đù

Vùng núi non, thung lũng xung quanh núi Đù là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào người Mường, người Dao. Trong đó, khu 10 xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, là bản của người dân tộc Dao từ trên những dãy núi cao của xã Trung Sơn (huyện Yên Lập) về định cư từ năm 1955.
Người phụ nữ Mường gìn giữ nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống ở Ngọc Lặc

Người phụ nữ Mường gìn giữ nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống ở Ngọc Lặc

Dệt vải thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mường nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc, nghề dệt vải thổ cẩm đang dần mai một, nhiều phụ nữ dân tộc Mường xứ Thanh không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hòa Bình cần khai thác tốt hơn nữa tiềm năng vị trí giáp ranh với Thủ đô Hà Nội trong phát triển

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hòa Bình cần khai thác tốt hơn nữa tiềm năng vị trí giáp ranh với Thủ đô Hà Nội trong phát triển

Nhân dịp công tác tại địa phương, chiều 10/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình - từng được biết đến là cái nôi của người Việt cổ với nền văn hóa 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động. Vùng đất Hòa Bình cũng có nhiều truyền thuyết độc đáo và hấp dẫn như: Sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”, truyền thuyết ông Đùng, bà Đùng, Út Lót - Hồ Liêu... Đây cũng là buổi làm việc đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với địa phương trong năm 2021.
Anh Lê Đức Bình khởi nghiệp từ mô hình tận dụng rác thải chế biến tre, luồng để sản xuất than hoạt tính

Anh Lê Đức Bình khởi nghiệp từ mô hình tận dụng rác thải chế biến tre, luồng để sản xuất than hoạt tính

Trước thực trạng các xưởng chế biến lâm sản từ tre luồng thải ra nhiều phế phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, anh Lê Đức Bình (sinh năm 1988, người Mường), thôn Sơn Thủy, xã Tân Phúc, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng các phế phẩm này để sản xuất than hoạt tính xuất khẩu.
Chả cuốn lá bưởi – Đặc sản của người Mường

Chả cuốn lá bưởi – Đặc sản của người Mường

Ẩm thực truyền thống góp phần thể hiện bản sắc văn hóa của mõi dân tọc. Dù đi đâu, làm gì, đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn không quên những món ăn truyền thống độc đáo của mình. Người Mường sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng vậy. Những khi có khách quý đến nhà, lễ hội, ngày vui của gia đình…, người Mường lại chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó có món chả cuốn lá bưởi.
Nhà ở của người Mường Phú Thọ

Nhà ở của người Mường Phú Thọ

Ở một số xã của người Mường ( Phú Thọ), vẫn còn có những cụm nhà sàn truyền thống. Thậm chí còn những cụm nhà sàn núp vào chân núi trông thật đẹp.
Tục “đóng cửa rừng“ của người Mường Thanh Sơn

Tục “đóng cửa rừng“ của người Mường Thanh Sơn

Sống ở địa bàn miền núi, người Mường Thanh Sơn (Phú Thọ) rất coi trọng rừng, bởi với họ rừng vừa là thần, vừa là nguồn sống, rừng cho gỗ để làm nhà, dựng đình, dựng miếu; lúc giáp hạt, rừng cho củ lăn, củ mài, củ vớn ăn qua ngày.
Độc đáo Lễ hội mở cửa rừng xứ Mường Yên Lập

Độc đáo Lễ hội mở cửa rừng xứ Mường Yên Lập

Lễ hội mở cửa rừng hay còn gọi lễ hội Đoọc Moong là truyền thống độc đáo của người Mường xã Minh Hòa, huyện Yên Lập (Phú Thọ), thường được tổ chức vào ngày mùng 6 hoặc mùng 7 Tết để bắt đầu một mùa đi săn bắt, hái lượm.
Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Mường ở Thanh Sơn

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Mường ở Thanh Sơn

Nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Mường, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã xây dựng và triển khai "Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017- 2025". Theo đó, huyện phấn đấu 100% các xã, thị trấn có Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Mường, xây dựng nhà sàn truyền thống ở trung tâm xã phục vụ sinh hoạt cộng đồng; 30-50% số xã có nhà sàn kiêm nhà trưng bày truyền thống tại trung tâm xã…
Làng truyền thống của người Mường

Làng truyền thống của người Mường

Làng truyền thống của người Mường được ôm trọn trong một vùng thung lũng núi đồi, ở đó cảnh sắc giao hòa đủ để quần tụ những mái nhà sàn khum khum hình mai rùa núp dưới bóng vườn cây, những lối mòn uốn lượn lên rừng xuống suối, xuống ruộng, lên nương và đi tới các Mường bản lân cận.
Người Mường đánh thức ma Khú cầu mưa

Người Mường đánh thức ma Khú cầu mưa

Cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Lễ được tổ chức sau khi gieo hạt, trồng lúa và các loại hoa màu, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong sự che chở của thần linh và ước muốn về cuộc sống no đủ hạnh phúc.
Anh Quách Văn Bộ làm giàu từ mô hình nuôi gà sạch theo tiêu chuẩn VietGAP

Anh Quách Văn Bộ làm giàu từ mô hình nuôi gà sạch theo tiêu chuẩn VietGAP

Là một thanh niên dám nghĩ, dám làm, anh Quách Văn Bộ (sinh năm 1989, người Mường, trú tại thôn Đồng Mọc, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình chăn nuôi gà sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường. Hiện trang trại của anh đang nuôi 3.000 con gà sạch, 5 ha rừng, 0,5 ha ao nuôi cá, thu nhập bình quân đạt 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức lương 3-4 triệu/người/tháng.
Độc đáo lễ hội văn hóa – du lịch Bàn Bù (Thanh Hóa)

Độc đáo lễ hội văn hóa – du lịch Bàn Bù (Thanh Hóa)

Ngày 23/2 (tức ngày 19 tháng Giêng âm lịch), người Mường ở xứ Thanh lại nô nức rủ nhau về dự lễ hội văn hóa – du lịch Bàn Bù (xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc) để ghi nhớ và tri ân công lao to lớn của Vua Lê Thái Tổ, các Vua Lê và tướng sỹ, nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lễ hội văn hóa – du lịch Bàn Bù không còn là lễ hội của riêng người dân xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc nữa mà đã trở thành ngày hội văn hóa của cộng đồng các dân tộc Mường, Kinh trên đất Ngọc Lặc và các vùng lân cận.
Độc lạ canh chua nòng nọc

Độc lạ canh chua nòng nọc

Ngoài canh đắng, bánh trứng kiến và thịt lợn muối chua, người Mường ở Thanh Hóa còn có món canh chua nòng nọc không kém phần bổ dưỡng, độc đáo và mới lạ. Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính là nòng nọc nấu với măng rừng. Nhưng nòng nọc này không phải tùy tiện bắt ở ruộng hay ở mương rãnh, mà phải vào khe suối nước chảy trong vắt đặt bẫy mới được.
Lễ Khai Hạ của người Mường trên cao nguyên Đắk Lắk

Lễ Khai Hạ của người Mường trên cao nguyên Đắk Lắk

Ngày 11/2/2019 (tức mùng 7 Tết Kỷ Hợi), cộng đồng người Mường tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tổ chức Lễ Khai hạ cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ Khai hạ với nhiều trò chơi dân gian đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa cộng đồng người Mường nói riêng và các dân tộc anh em sinh sống trên Cao nguyên Đắk Lắk nói chung.