Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống là một nét văn hóa độc đáo được người Mông ở xã Sa Lông, huyện Mường Chà lưu giữ từ lâu đời. Ảnh: Xuân Tư |
Bằng cách chắp vải màu, vẽ sáp ong các hình chữ thập, chữ đinh, các ô hình quả trám, tam giác, kết hợp thêu hoa văn..., trang phục truyền thống của người Mông ở Sa Lông luôn có vẻ đẹp độc đáo, khác hẳn với kiểu trang trí trang phục của các dân tộc khác. Không chỉ vẽ trên váy áo, thắt lưng, trang phục, các hoa văn đặc trưng của người Mông còn được thể hiện trên các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như: gùi đi nương, túi chéo…
Cách tạo hoa văn, phối màu trên sản phẩm vải đã tạo nên những bộ trang phục đẹp, độc đáo, đem đến sự riêng biệt cho phụ nữ Mông. Ảnh: Xuân Tư |
Những đôi bàn tay với kỹ thuật thêu điêu luyện thể hiện sự khéo léo của phụ nữ Mông. Ảnh: Xuân Tư |
Đồng bào dân tộc Mông, nhất là ngành Mông hoa ở xã Sa Lông, huyện Mường Chà trong ngày tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ công nhận nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Xuân Tư |
Chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông (ngành Mông hoa) ở xã Sa Lông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xuân Tiến – Xuân Tư