Đây là một trong những nghi lễ truyền thống tốt đẹp của
người Mông, ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ cúng rừng còn góp phần gắn kết cộng đồng, gắn kết con người với thiên nhiên.
|
Bà con tới khu vực rừng cấm để chuẩn bị các nghi thức của lễ cúng rừng. |
|
Buổi lễ được diễn ra dưới gốc cây cổ thụ. |
|
Người chủ lễ kính cẩn dâng lễ vật, khấn mời thần rừng về hưởng lễ và chứng kiến lòng thành kính của người dân, cầu mong cho dân bản, vật nuôi khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa. |
|
Tạ ơn thần rừng. |
|
Sau khi xem xương gà (gồm lưỡi và xương ống chân đã được cắm tăm nhọn), người chủ lễ sẽ dự đoán năm đó có thuận lợi hay không và thông báo về thời gian cấm rừng. Trong thời gian cấm rừng, người dân không được đi làm nương, chặt cây, lấy củi... nếu ai vi phạm sẽ bị phạt theo hương ước. |
|
Sau phần lễ, người dân nghe trưởng thôn, cán bộ xã triển khai các nội dung về phát triển kinh tế, bảo vệ rừng, xây dựng nông thôn mới... |
|
Các hộ ký cam kết bảo vệ rừng. |
Theo baolaocai.vn