Chiều 9/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ sạt lở đất, đá làm 4 người trong một gia đình tử vong.
Tỉnh Lào Cai đang tập trung lực lượng và phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân trong vụ lật thuyền khiến 5 người chết và mất tích, xảy ra vào ngày 15/8, trên sông Chảy, đoạn thuộc địa phận thôn Cốc Rế, xã Bản Mế, Si Ma Cai.
Sáng 16/8, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, Tổ công tác của Cục đang lên đường tới hiện trường để phối hợp với địa phương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đường thủy xảy ra ngày 15/8, làm 5 người mất tích ở huyện Si Ma Cai (Lào Cai).
Chiều tối 15/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho biết, đã tìm thấy thi thể một nạn nhân trong vụ lật thuyền tại xã Bản Mế, hiện 4 người đang mất tích.
Thực hiện chương trình công tác sau Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong làm Trưởng đoàn đã tiếp xúc cử tri tại huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.
Kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, tỉnh Lào Cai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao sôi nổi, hấp dẫn, nhằm kích cầu du lịch tại địa phương.
Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài Khí tượng và Thủy văn tỉnh Lào Cai thông tin, đêm về sáng 23/3, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa rào đều khắp và dông rải rác, một số nơi có mưa to đến rất to như: Cao Sơn (Mường Khương) 74,8mm; Nàn Sán (Si Ma Cai) 105mm, Bản Mế (Si Ma Cai) mưa lớn nhất 117,4mm.
Theo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, trong đêm 22/7 và rạng sáng ngày 23/7, tại nhiều địa phương của tỉnh Lào Cai đã có mưa lớn cục bộ gây một số thiệt hại về tài sản, hoa màu và các công trình giao thông trên địa bàn. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 2,4 tỷ đồng.
Ngày 20/4, trong khuôn khổ Ngày Sách Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ 8, năm 2021, tổ chức tại Trường Trung học phổ thông chuyên Lào Cai, thành phố Lào Cai, trên 6.500 đầu sách đã được quyên tặng cho trẻ em nghèo, vùng khó khăn và hỗ trợ các thư viện, tủ sách vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của địa phương này.
Với nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng, Lào Cai được mệnh danh là "Vương quốc dược liệu quý" của Việt Nam. Từ những cây cỏ thân thuộc với đồng bào vùng cao sinh trưởng tự nhiên trong rừng hay được mang về trồng trên nương, đồi, vườn nhà, trong nhiều năm qua đồng bào các dân tộc Lào Cai đã và đang biến cây dược liệu trở thành một ngành kinh tế chủ đạo và là mặt hàng gắn liền với sinh kế của người dân các cộng đồng dân cư thôn bản sống gần rừng và sống dựa vào rừng.
Trong những ngày qua, khi thời tiết bắt đầu chuyển sang rét đậm, rét hại, người dân vùng cao Lào Cai phải tăng cường các biện pháp phòng, chống rét. Tuy nhiên, tại một số địa phương điều kiện kinh tế khó khăn, vào những ngày giá rét, người dân vẫn đang sử dụng các biện pháp như đốt than, đốt củi sưởi ấm trong nhà. Điều này không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ mà còn đe dọa tới sức khỏe người dân nếu các biện pháp đảm bảo an toàn không được tính đến.
Đánh giá các vấn đề môi trường, nhận thức về môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai là một phần kết quả của Dự án "Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường cho cộng đồng vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" do Ủy ban Dân tộc quản lý, được nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện Dân tộc tiến hành tại cộng đồng dân tộc Mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Đánh giá các vấn đề môi trường, nhận thức về môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai là một phần kết quả của Dự án "Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường cho cộng đồng vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" do Ủy ban Dân tộc quản lý, được nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện Dân tộc tiến hành tại cộng đồng dân tộc Mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Biên giới là vị trí địa lý chiến lược đặc biệt quan trọng của quốc gia. Biên giới quốc gia ổn định là điều kiện đảm bảo đất nước hòa bình, thịnh vượng. Thế nên, củng cố tổ chức cơ sở đảng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở “tuyến đầu” Tổ quốc, từ đó thúc đẩy khu vực này vững mạnh về chính trị - kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước. Nhưng thời gian dài qua, những “vùng trắng” hay tình trạng “già hóa” đảng viên, khó kết nạp đảng viên tại chỗ nơi biên cương của Tổ quốc là thực tế nhiều trăn trở.
Hằng năm, người Mông xã Lử Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đều tổ chức lễ cúng rừng để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp đến với con người, vật nuôi và cây cối.
Do mưa lớn đêm ngày 4 và rạng sáng ngày 5/8 đã gây sạt lở tại km 255+400, quốc lộ 4, đoạn từ huyện Bắc Hà đi Si Ma Cai đã làm tuyến giao thông này bị chia cắt.
“Si” là cách nói tắt của người dân Lào Cai khi nhắc đến Si Ma Cai - một huyện nằm ở phía Đông Bắc Lào Cai. Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có nhiều thắng cảnh đẹp cùng nhiều lễ hội, chợ phiên đặc trưng của các dân tộc H’Mông, Thu Lao, Nùng... Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Đến thôn đội 2, xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, hỏi nhà ông Vàng Sín Phìn ai cũng biết. Không chỉ có uy tín trong thôn, bản, ông Phìn còn là nghệ nhân ưu tú của người Thu Lao (nhóm địa phương của dân tộc Tày) vì đã có công sưu tầm nhạc cụ, dân ca, trường ca của dân tộc mình rồi truyền dạy cho người dân địa phương.
Tỉnh Lào Cai gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Lào Cai), 1 thị xã (Sa Pa) và 7 huyện (Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn).
Năm 1980, chị Giàng Thị Say, dân tộc Mông, ở thôn Sín Chải, xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) xây dựng gia đình, rồi ra ở riêng với ít ruộng mà bố mẹ cho làm của hồi môn. Nhưng do thiếu vốn, kỹ thuật sản xuất, lại sinh nhiều con, nên thời gian đầu, cuộc sống gia đình rất khó khăn.
Với việc mạnh dạn đầu tư trồng cây tam thất, anh Giàng Seo Sỳ, người dân tộc Mông ở thôn Nà Cảng, xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đã được chính quyền và người dân địa phương bầu chọn là người có công tìm ra cây “mũi nhọn” xóa đói giảm nghèo.