Ngày 21/01/2019, Ban Bí thư Đảng khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TW về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách". Từ Chỉ thị 28 của Ban Bí thư, phóng viên TTXVN Việt Nam đã thực hiện chùm 3 bài viết tìm hiểu thực trạng công tác phát triển đảng viên ở địa bàn biên giới.
Bài 1: Khó trong việc tạo nguồn phát triển đảng viên
Thu hút quần chúng, phát triển Đảng viên mới ở vùng sâu, vùng xa vốn là vấn đề gây nhiều trăn trở. Với các thôn, bản hẻo lánh ở biên cương, nơi bà con các dân tộc thiểu số dồn tâm sức, ý chí cho việc mưu sinh hằng ngày và vấn vít trong suy nghĩ là những trăn trở, ước muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn của tình trạng đói nghèo, lạc hậu, việc tạo nguồn “hạt giống đỏ” lại càng khó khăn hơn.
Khan hiếm nguồn tại chỗ
Chiều tháng 1 năm 2020, tại Sán Chải, xã biên thùy đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Nơi đây chỉ cách Cột mốc biên giới 172 vài cây số. Sùng Seo Lếnh, thanh niên người Mông, thôn Seo Khái Hóa, ánh mắt hướng về cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, giơ cao nắm tay, tuyên thệ niềm tin với Đảng.
“Vào Đảng”- như nhận thức chất phác của Sùng Seo Lếnh, là niềm tự hào gia đình vì “từ đời ông của Lếnh đến nay, Lếnh là đảng viên đầu tiên”, điều đó còn “tốt cho bản thân”. Lếnh nghĩ, làm đảng viên tốt là tiếp tục làm kinh tế giỏi, phát triển đàn ngan hơn 200 con mà anh đang chăn nuôi. Lếnh sẽ đem kinh nghiệm chia sẻ với những hộ người Mông, người Tày, người Nùng, người Thu Lao trong xã. Sẽ không có việc anh rời thôn để xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới mưu sinh như hàng trăm người dân ở xã nhiều năm qua.
Đó là với Sùng Seo Lếnh. Với chi bộ đảng thôn Seo Khai Hóa, Lếnh là người đầu tiên được kết nạp đảng sau nhiều năm. Vốn là một chi bộ sinh hoạt ghép, ít đảng viên, năm 2019, Seo Khai Hóa sáp nhập với một số thôn khác của Sán Chải nên đủ đảng viên để thành lập chi bộ, có thêm đảng viên là đáng phấn khởi. Với xã Sán Chải, Lếnh là một trong hai đảng viên mới vào đầu năm nay, lại là người trẻ từ quần chúng- nhân tố tích cực trong bối cảnh khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ” tại chỗ.
Sán Chải có hơn 600 hộ, trong đó có gần một nửa là hộ nghèo đa chiều và hơn 50 hộ là cận nghèo, dân số trên 3.300 người, chủ yếu là dân tộc Mông, sinh sống ở mười thôn, bản trải dải trên những triền đá dựng đứng, khô khát, xám thẫm như bức trường thành. Núi cao, vực sâu, đá nhiều hơn đất, thanh niên khó lập nghiệp bằng chăn nuôi trâu, bò hay dựa vào cây ngô, cây lúa cho thu nhập từ 30 đến 40 triệu/năm. Năm ngoái, 585 người dân Sán Chải, trong đó có cả đảng viên, đã rời bản để xuất cảnh trái phép đi làm thuê, tăng 103 người so với năm trước.
Chú trọng phát triển các nhân tố tạo nguồn
Trước việc hiếm “hạt giống đỏ”, Đại úy Thào Phù Páo (cán bộ Đồn Biên phòng Si Ma Cai được tăng cường về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Sán Chải từ năm 2017) trải những tâm tư “có ăn no, mặc ấm mới nghĩ được đến những việc khác!”.
Giải thích rõ hơn về việc này, Phó Bí thư Đảng ủy xã Sán Chải Thào Phù Páo cho hay, vì đặc điểm địa hình nên bài toán phát triển kinh tế ở Sán Chải vô cùng hóc búa. Thông qua Chương trình 30a của Chính phủ và Nghị quyết số 22 của Tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo bền vững, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền và người dân đã thực hiện các chương trình của nghị quyết như Dự án “Ngân hàng bò”; ứng dụng cây ngô, cây lúa cho năng suất cao từ năm 2016. Song, hiện vẫn chưa có mô hình kinh tế phù hợp nhu cầu, thị trường để người dân yên tâm chăm lo, sản xuất. Do vậy, ngày càng nhiều người dân xuất cảnh trái phép đi làm thuê, trong đó có cả một số đảng viên hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn ở thôn, bản.
“Cấp ủy, chính quyền xã nắm rất rõ việc này nhưng không thể làm gì được. Cũng chỉ biết tuyên truyền cho người dân cứ phát triển chăn nuôi, phát huy thế mạnh của cây lúa, cây ngô, vận động các hộ trồng rừng”, Phó Bí thư Đảng ủy xã Sán Chải Thào Phù Páo bộc bạch.
Phó Bí thư thường trực xã Sán Chải Ly Seo Dùng cũng cho hay: Mấy chục năm qua, xóa đói, giảm nghèo mới được cải thiện một chút chứ thực ra người dân khó khăn còn rất nhiều. Cây ngô, cây lúa trồng trên những thửa ruộng bậc thang khi người dân thu hoạch đem bán giá rất thấp. “Rất cần những chương trình đầu tư, kế hoạch dài hơi, những mô hình nông sản với đầu ra ổn định”, ông Ly Seo Dùng nói.
Đánh giá về đội ngũ đảng viên và công tác đảng viên trên địa bàn, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai Nguyễn Văn Minh cho hay: Huyện Si Ma Cai có 37 ngàn người dân, phần lớn là dân tộc thiểu số. Do trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế gia đình khó khăn, thời gian qua, toàn huyện có hơn 1000 người xuất cảnh trái phép, đi lao động tự do. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo nguồn kết nạp đảng viên tại chỗ từ quần chúng, khu vực nông thôn. Năm 2019, huyện có 105 đảng viên mới kết nạp nhưng chủ yếu tập trung ở các đơn vị sự nghiệp công lập.
“Trước tình trạng khan hiếm nguồn để triển đảng viên, Huyện ủy đã tập trung nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp căn cơ như là chú trọng phát triển các nhân tố trong lực lượng đoàn viên thanh niên ở các cơ sở xã, rồi hội viên Hội Nông dân, những người sản xuất kinh doanh giỏi, có những mô hình làm ăn phát triển kinh tế tốt. Đấy là những nhân tố nòng cốt để bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên ở cơ sở thông qua phát động các phong trào thi đua”, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai Nguyễn Văn Minh cho hay.
Hiếm nguồn để triển đảng viên không chỉ xuất hiện ở Sán Chải và trên địa bàn huyện vùng biên Si Ma Cai, tình trạng này còn phổ biến tại nhiều địa bàn trên tuyến biên giới kéo dài hơn 182 km của tỉnh Lào Cai, ở khu vực biên giới Tây Bắc, Tây Nam và địa bàn Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung của đất nước. Nguy cơ đói nghèo luôn đeo đẳng. Việc ăn no, mặc ấm vẫn là mục tiêu hàng đầu của người dân nơi đây. Do đó, việc tìm những “hạt giống đỏ” tại chỗ để góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý đường biên, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội vẫn luôn là bài toán khó. (còn tiếp)
Bài 1: Khó trong việc tạo nguồn phát triển đảng viên
Thu hút quần chúng, phát triển Đảng viên mới ở vùng sâu, vùng xa vốn là vấn đề gây nhiều trăn trở. Với các thôn, bản hẻo lánh ở biên cương, nơi bà con các dân tộc thiểu số dồn tâm sức, ý chí cho việc mưu sinh hằng ngày và vấn vít trong suy nghĩ là những trăn trở, ước muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn của tình trạng đói nghèo, lạc hậu, việc tạo nguồn “hạt giống đỏ” lại càng khó khăn hơn.
Khan hiếm nguồn tại chỗ
Chiều tháng 1 năm 2020, tại Sán Chải, xã biên thùy đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Nơi đây chỉ cách Cột mốc biên giới 172 vài cây số. Sùng Seo Lếnh, thanh niên người Mông, thôn Seo Khái Hóa, ánh mắt hướng về cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, giơ cao nắm tay, tuyên thệ niềm tin với Đảng.
“Vào Đảng”- như nhận thức chất phác của Sùng Seo Lếnh, là niềm tự hào gia đình vì “từ đời ông của Lếnh đến nay, Lếnh là đảng viên đầu tiên”, điều đó còn “tốt cho bản thân”. Lếnh nghĩ, làm đảng viên tốt là tiếp tục làm kinh tế giỏi, phát triển đàn ngan hơn 200 con mà anh đang chăn nuôi. Lếnh sẽ đem kinh nghiệm chia sẻ với những hộ người Mông, người Tày, người Nùng, người Thu Lao trong xã. Sẽ không có việc anh rời thôn để xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới mưu sinh như hàng trăm người dân ở xã nhiều năm qua.
Đó là với Sùng Seo Lếnh. Với chi bộ đảng thôn Seo Khai Hóa, Lếnh là người đầu tiên được kết nạp đảng sau nhiều năm. Vốn là một chi bộ sinh hoạt ghép, ít đảng viên, năm 2019, Seo Khai Hóa sáp nhập với một số thôn khác của Sán Chải nên đủ đảng viên để thành lập chi bộ, có thêm đảng viên là đáng phấn khởi. Với xã Sán Chải, Lếnh là một trong hai đảng viên mới vào đầu năm nay, lại là người trẻ từ quần chúng- nhân tố tích cực trong bối cảnh khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ” tại chỗ.
Sán Chải có hơn 600 hộ, trong đó có gần một nửa là hộ nghèo đa chiều và hơn 50 hộ là cận nghèo, dân số trên 3.300 người, chủ yếu là dân tộc Mông, sinh sống ở mười thôn, bản trải dải trên những triền đá dựng đứng, khô khát, xám thẫm như bức trường thành. Núi cao, vực sâu, đá nhiều hơn đất, thanh niên khó lập nghiệp bằng chăn nuôi trâu, bò hay dựa vào cây ngô, cây lúa cho thu nhập từ 30 đến 40 triệu/năm. Năm ngoái, 585 người dân Sán Chải, trong đó có cả đảng viên, đã rời bản để xuất cảnh trái phép đi làm thuê, tăng 103 người so với năm trước.
Một lễ kết nạp đảng viên ở xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Ảnh: laocai.org.vn |
Chú trọng phát triển các nhân tố tạo nguồn
Trước việc hiếm “hạt giống đỏ”, Đại úy Thào Phù Páo (cán bộ Đồn Biên phòng Si Ma Cai được tăng cường về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Sán Chải từ năm 2017) trải những tâm tư “có ăn no, mặc ấm mới nghĩ được đến những việc khác!”.
Giải thích rõ hơn về việc này, Phó Bí thư Đảng ủy xã Sán Chải Thào Phù Páo cho hay, vì đặc điểm địa hình nên bài toán phát triển kinh tế ở Sán Chải vô cùng hóc búa. Thông qua Chương trình 30a của Chính phủ và Nghị quyết số 22 của Tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo bền vững, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền và người dân đã thực hiện các chương trình của nghị quyết như Dự án “Ngân hàng bò”; ứng dụng cây ngô, cây lúa cho năng suất cao từ năm 2016. Song, hiện vẫn chưa có mô hình kinh tế phù hợp nhu cầu, thị trường để người dân yên tâm chăm lo, sản xuất. Do vậy, ngày càng nhiều người dân xuất cảnh trái phép đi làm thuê, trong đó có cả một số đảng viên hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn ở thôn, bản.
“Cấp ủy, chính quyền xã nắm rất rõ việc này nhưng không thể làm gì được. Cũng chỉ biết tuyên truyền cho người dân cứ phát triển chăn nuôi, phát huy thế mạnh của cây lúa, cây ngô, vận động các hộ trồng rừng”, Phó Bí thư Đảng ủy xã Sán Chải Thào Phù Páo bộc bạch.
Phó Bí thư thường trực xã Sán Chải Ly Seo Dùng cũng cho hay: Mấy chục năm qua, xóa đói, giảm nghèo mới được cải thiện một chút chứ thực ra người dân khó khăn còn rất nhiều. Cây ngô, cây lúa trồng trên những thửa ruộng bậc thang khi người dân thu hoạch đem bán giá rất thấp. “Rất cần những chương trình đầu tư, kế hoạch dài hơi, những mô hình nông sản với đầu ra ổn định”, ông Ly Seo Dùng nói.
Đánh giá về đội ngũ đảng viên và công tác đảng viên trên địa bàn, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai Nguyễn Văn Minh cho hay: Huyện Si Ma Cai có 37 ngàn người dân, phần lớn là dân tộc thiểu số. Do trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế gia đình khó khăn, thời gian qua, toàn huyện có hơn 1000 người xuất cảnh trái phép, đi lao động tự do. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo nguồn kết nạp đảng viên tại chỗ từ quần chúng, khu vực nông thôn. Năm 2019, huyện có 105 đảng viên mới kết nạp nhưng chủ yếu tập trung ở các đơn vị sự nghiệp công lập.
“Trước tình trạng khan hiếm nguồn để triển đảng viên, Huyện ủy đã tập trung nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp căn cơ như là chú trọng phát triển các nhân tố trong lực lượng đoàn viên thanh niên ở các cơ sở xã, rồi hội viên Hội Nông dân, những người sản xuất kinh doanh giỏi, có những mô hình làm ăn phát triển kinh tế tốt. Đấy là những nhân tố nòng cốt để bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên ở cơ sở thông qua phát động các phong trào thi đua”, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai Nguyễn Văn Minh cho hay.
Hiếm nguồn để triển đảng viên không chỉ xuất hiện ở Sán Chải và trên địa bàn huyện vùng biên Si Ma Cai, tình trạng này còn phổ biến tại nhiều địa bàn trên tuyến biên giới kéo dài hơn 182 km của tỉnh Lào Cai, ở khu vực biên giới Tây Bắc, Tây Nam và địa bàn Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung của đất nước. Nguy cơ đói nghèo luôn đeo đẳng. Việc ăn no, mặc ấm vẫn là mục tiêu hàng đầu của người dân nơi đây. Do đó, việc tìm những “hạt giống đỏ” tại chỗ để góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý đường biên, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội vẫn luôn là bài toán khó. (còn tiếp)
Hạnh Quỳnh
TTXVN