Phát triển đảng viên trẻ, tăng nguồn sinh lực cho Đảng

Phát triển đảng viên trẻ, tăng nguồn sinh lực cho Đảng

Xác định phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, tỉnh Bến Tre đã tập trung nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng. Nhờ đó, tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp là đoàn viên, thanh niên khá cao, tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa đội ngũ, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng.

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

Phát triển đảng viên trong trường học là đoàn viên ưu tú có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và tăng cường sinh lực cho Đảng, nhằm mở rộng, tạo thêm môi trường rèn luyện, thi đua, phấn đấu cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường trung học phổ thông. Mặt khác, việc tăng số lượng đảng viên trẻ còn đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng. Quán triệt tinh thần này, thời gian qua, nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã lựa chọn được nhiều “hạt giống đỏ” để đào tạo, bồi dưỡng kết nạp đảng cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Với những học sinh vốn sớm định hình được con đường bước vào hàng ngũ của Đảng, các nhà trường luôn trao cơ hội để các em được đóng vai trò tiên phong trong các phong trào của Đoàn thanh niên. Từ đó, các em vừa rèn luyện, nâng cao bản lĩnh và lan tỏa tinh thần phấn đấu vì lý tưởng của Đảng tới những học sinh khác. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Nghệ An: Ươm hạt mầm tương lai của Đảng

Phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường “sức trẻ” cho Đảng, tạo nguồn cán bộ kế cận, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đảng viên. Thời gian qua, các trường trung học phổ thông trên địa bàn Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp từng bước nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng viên trong trường học.

Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên ở vùng "khó" tỉnh Khánh Hòa

Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên ở vùng "khó" tỉnh Khánh Hòa

Công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên được các cấp ủy, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh Khánh Hòa luôn quan tâm, thực hiện, kịp thời bổ sung những nhân tố tích cực. Tuy nhiên, ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn và cần có những giải pháp cụ thể.
Gỡ khó trong phát triển đảng ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Hà Giang

Gỡ khó trong phát triển đảng ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh miền núi địa đầu Tổ quốc, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các xã, huyện vùng cao, vùng xa và giáp biên giới. Nhiều địa phương đã khắc phục khó khăn, trở thành điểm sáng trong công tác phát triển đảng ở cơ sở.
Buổi họp chi bộ thôn Đăk Nớ, xã Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum). Ảnh: baokontum.com.vn

Kon Tum chú trọng phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) có gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người có đạo, hướng đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Đảng bộ và chính quyền huyện Đăk Glei đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và tổ chức Đảng trực thuộc.
Anh Siu Giang Sơn, làng Vơn, xã Yang Nam, huyện Kong Chro (Gia Lai) là một trong những đảng viên gương mẫu trong phát triển kinh tế. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Gia Lai chú trọng phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai luôn được chú trọng. Qua đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn được thuận lợi; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của đại bộ phận đảng viên, quần chúng nhân dân trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị tại địa phương.
Anh Kpui Sinh, dân tộc Jrai, tổ trưởng Tổ 3, Đội 10, Công ty 74, Binh đoàn 15 (giữa, hàng trước) đảng viên người dân tộc thiểu số hướng dẫn cho công nhân cách mài dao cạo mủ cao su. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Gia Lai chú trọng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số

Để người dân tiếp cận gần hơn, hiểu rõ hơn chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chú trọng phát triển nguồn đảng viên dân tộc thiểu số vùng biên. Việc làm này góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc tại khu vực biên giới.
Trăn trở "vùng trắng", " già hóa" đảng viên (Bài 1)

Trăn trở "vùng trắng", " già hóa" đảng viên (Bài 1)

Biên giới là vị trí địa lý chiến lược đặc biệt quan trọng của quốc gia. Biên giới quốc gia ổn định là điều kiện đảm bảo đất nước hòa bình, thịnh vượng. Thế nên, củng cố tổ chức cơ sở đảng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở “tuyến đầu” Tổ quốc, từ đó thúc đẩy khu vực này vững mạnh về chính trị - kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước. Nhưng thời gian dài qua, những “vùng trắng” hay tình trạng “già hóa” đảng viên, khó kết nạp đảng viên tại chỗ nơi biên cương của Tổ quốc là thực tế nhiều trăn trở.
Huyện Gò Quao quan tâm phát triển đảng viên người dân tộc Khmer

Huyện Gò Quao quan tâm phát triển đảng viên người dân tộc Khmer

Huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer, chiếm hơn 30% dân số.) Không chỉ tập trung thực hiện tốt chính sách dân tộc, huyện còn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer, qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyên Bình chú trọng phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số

Nguyên Bình chú trọng phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số

Những năm qua, Đảng bộ huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) luôn xác định công tác phát triển đảng viên tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ thường xuyên, hết sức quan trọng, nhằm tăng cường sinh lực, sức chiến đấu, sự lãnh đạo và sự kế thừa, phát triển của Đảng, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, thúc đẩy phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện.