Si Ma Cai đã xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc, với quy mô gần 3.000 hộ tham gia, tổng kinh phí khoảng 500 tỷ đồng. Theo đề án, khi đăng ký nuôi bò các hộ phải chứng minh có diện tích đất trồng cỏ, đất làm chuồng trại, lao động…; đăng ký xuất xứ bò giống, số lượng, hình thức nuôi vỗ béo hay nuôi sinh sản… để xác nhận cho vay vốn.
Chợ trâu Cán Cấu ở xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai là một trong những chợ phiên
nổi tiếng của vùng Tây Bắc, họp vào sáng thứ bảy hàng tuần.
|
Huyện cũng đang triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi gia súc chất lượng cao theo hướng nuôi nhốt tại hai xã Sín Chéng và Bản Mế.
Một số lượng không nhỏ trâu, bò ở huyện Si Ma Cai được bán cho các thương lái dưới xuôi
|
Si Ma Cai phấn đấu đến năm 2020 có hơn 60% số hộ chăn nuôi trâu, bò, lợn theo hướng hàng hóa, giá trị sản xuất đạt khoảng 760 tỷ đồng, mỗi hộ có ít nhất 2 con bò hoặc 2 con lợn sinh sản; duy trì đàn bò cái sinh sản hàng năm trên 12.000 con, đảm bảo tổng đàn bò đạt từ 27.000 đến 28.000 con/năm, mỗi năm xuất bán ra thị trường trên 5.000 con bò, 40.000 con lợn…, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 29,52% hiện nay xuống dưới 10%.
Những con trâu "chưa đủ trọng lượng" sẽ được bà con mua lại, đem về vỗ béo, hẹn những phiên chợ sau.
|
Mỗi con trâu đem bán cho thương lái dưới xuôi đem lại lợi nhuận cho bà con
khoảng vài triệu đồng.
|
Thực hiện tiêm phòng bệnh cho trâu, bò đúng lịch để phòng tránh và hạn chế dịch bệnh.
|
Huyện Si Ma Cai chú trọng phát triển diện tích trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi đại gia súc.
|
Chuồng nuôi nhốt trâu, bò được bảo đảm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, giúp cho đàn trâu, bò của đồng bào phát triển tốt.
|