Ngôi moong luôn trở thành không gian sinh hoạt độc đáo của đồng bào vùng cao Nam Giang. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC |
Giữ nét truyền thống
Từ thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang (Quảng Nam), đi dọc theo tuyến đường dẫn lên các xã vùng cao Nam Giang, không khó để nhận ra không gian sinh hoạt truyền thống của từng gia đình được đồng bào dựng lên từ vài năm trở lại đây. Những ngôi moong được thiết kế nhỏ gọn, đáp ứng với nhu cầu về không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn của từng hộ và đảm bảo theo lối kiến trúc truyền thống lâu đời của đồng bào miền núi.
Theo ông Bh’ling Chon - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Aliêng (xã Ta Bhing), những năm gần đây, từ nhu cầu nghỉ ngơi, tạo không gian sinh hoạt riêng trong cuộc sống, đồng bào địa phương đã tự dựng nên những ngôi moong truyền thống trên phần đất của gia đình mình. Từ khi những ngôi moong này được dựng lên, hàng ngày, sau buổi lao động vất vả, đồng bào lại tìm đến để nghỉ ngơi và tiếp đón khách. Nhiều gia đình, còn dành một phần moong để làm kho thóc, tránh lũ chuột phá hoại sau vụ mùa thu hoạch. Như ở thôn Aliêng, từ lúc đầu chỉ một vài hộ dựng moong, đến nay đã có hàng chục hộ khác cùng thực hiện, góp sức khôi phục nhà truyền thống trước nguy cơ mai một. “Mặc dù mô hình moong chỉ được dựng lên theo phong trào tự phát của những cá nhân, cộng đồng nhưng nó đã góp phần tạo nên không gian văn hóa vô cùng độc đáo, nhất là việc giúp đồng bào có thêm nơi để nghỉ ngơi, sinh hoạt, tiếp đón khách khứa, bạn bè. Vì thế, chúng tôi luôn khuyến khích đồng bào dựng moong, xem đó như một cách để bảo tồn và lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình” - ông Chon cho biết.
Khác với gươl, moong có kích thước nhỏ hơn và thường khuyết cột giữa, cũng như không trang trí hình thù cầu kỳ như gươl. Dù vậy, xét về mặt văn hóa tâm linh thì moong và gươl đều giống nhau. Nhờ kiến trúc cao ráo, thoáng mát nên moong thường được dùng trong việc đón tiếp khách, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí... theo từng hộ (hoặc nhóm hộ) gia đình, dòng tộc. Mỗi ngôi moong có thể chứa 10 - 15 người lớn, tùy theo quy mô thiết kế của người làm và mái thường được lợp bằng lá cọ nên rất mát mẻ.
Nơi dừng chân lý tưởng
Cùng với những vị trí “đắc địa” thuộc phần đất trước nhà, ở một số vùng, moong còn được đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Giang chọn dựng cạnh tuyến đường Quốc lộ 14D, rất thoáng mát. Vì thế, thời gian gần đây, moong còn trở thành nơi dừng chân lý tưởng cho du khách tham quan, tìm hiểu kiến trúc văn hóa, cũng như mua sắm các mặt hàng nông sản đặc trưng của đồng bào miền núi.
Phó Chủ tịch UBND xã Ta Bhing - bà Aviết Xinh cho hay, không chỉ là nơi vui chơi, giải trí, moong bây giờ còn là không gian độc đáo, đầy hấp lực cho du khách mỗi khi dừng chân ghé thăm vùng đất cộng cư của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Tà Riềng. Và hơn bao giờ hết, nắm bắt trước nhu cầu của du khách, đồng bào vùng cao đã tranh thủ thời gian nương rẫy để mang về từng bó rau, quả dứa, nải chuối… bày bán ngay trên moong. Cứ thế, trên hành trình khám phá của mình, du khách vừa có thể dừng chân nghỉ ngơi, vừa tìm mua các sản vật lưu niệm, hàng nông sản mang đậm đặc sắc màu văn hóa vùng cao Nam Giang. “Từ việc dựng moong, bên cạnh góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, còn là nơi để người dân cùng giao, lưu gặp gỡ và tạo không gian dừng chân lý tưởng cho du khách. Đây cũng là cơ hội giúp bà con quảng bá được nét đẹp văn hóa truyền thống, cũng như có thêm nguồn thu nhập từ việc bán hàng nông sản, phục vụ nhu cầu cuộc sống” - bà Xinh nói.
Không chỉ ở Ta Bhing và Cà Dy, dọc tuyến Quốc lộ 14D đi lên các xã vùng cao Tà Pơơ, Chà Vàl, Zuôih nơi đâu cũng thấy đồng bào dựng moong trước nhà khá thoáng rộng, đẹp đẽ. Những ngôi moong cao ráo, thoáng mát được làm nên bởi vật liệu gỗ, mây tre, lá cọ... rất ấn tượng và độc đáo. Buổi chiều những ngày hè nắng gió, dưới từng ngôi moong này, đồng bào lại cùng nhau quây quần hóng mát, nghỉ ngơi và vui say bên những chén rượu tà vạc ngọt dịu, ấm áp tình người vùng cao.
Từ thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang (Quảng Nam), đi dọc theo tuyến đường dẫn lên các xã vùng cao Nam Giang, không khó để nhận ra không gian sinh hoạt truyền thống của từng gia đình được đồng bào dựng lên từ vài năm trở lại đây. Những ngôi moong được thiết kế nhỏ gọn, đáp ứng với nhu cầu về không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn của từng hộ và đảm bảo theo lối kiến trúc truyền thống lâu đời của đồng bào miền núi.
Theo ông Bh’ling Chon - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Aliêng (xã Ta Bhing), những năm gần đây, từ nhu cầu nghỉ ngơi, tạo không gian sinh hoạt riêng trong cuộc sống, đồng bào địa phương đã tự dựng nên những ngôi moong truyền thống trên phần đất của gia đình mình. Từ khi những ngôi moong này được dựng lên, hàng ngày, sau buổi lao động vất vả, đồng bào lại tìm đến để nghỉ ngơi và tiếp đón khách. Nhiều gia đình, còn dành một phần moong để làm kho thóc, tránh lũ chuột phá hoại sau vụ mùa thu hoạch. Như ở thôn Aliêng, từ lúc đầu chỉ một vài hộ dựng moong, đến nay đã có hàng chục hộ khác cùng thực hiện, góp sức khôi phục nhà truyền thống trước nguy cơ mai một. “Mặc dù mô hình moong chỉ được dựng lên theo phong trào tự phát của những cá nhân, cộng đồng nhưng nó đã góp phần tạo nên không gian văn hóa vô cùng độc đáo, nhất là việc giúp đồng bào có thêm nơi để nghỉ ngơi, sinh hoạt, tiếp đón khách khứa, bạn bè. Vì thế, chúng tôi luôn khuyến khích đồng bào dựng moong, xem đó như một cách để bảo tồn và lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình” - ông Chon cho biết.
Khác với gươl, moong có kích thước nhỏ hơn và thường khuyết cột giữa, cũng như không trang trí hình thù cầu kỳ như gươl. Dù vậy, xét về mặt văn hóa tâm linh thì moong và gươl đều giống nhau. Nhờ kiến trúc cao ráo, thoáng mát nên moong thường được dùng trong việc đón tiếp khách, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí... theo từng hộ (hoặc nhóm hộ) gia đình, dòng tộc. Mỗi ngôi moong có thể chứa 10 - 15 người lớn, tùy theo quy mô thiết kế của người làm và mái thường được lợp bằng lá cọ nên rất mát mẻ.
Nơi dừng chân lý tưởng
Cùng với những vị trí “đắc địa” thuộc phần đất trước nhà, ở một số vùng, moong còn được đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Giang chọn dựng cạnh tuyến đường Quốc lộ 14D, rất thoáng mát. Vì thế, thời gian gần đây, moong còn trở thành nơi dừng chân lý tưởng cho du khách tham quan, tìm hiểu kiến trúc văn hóa, cũng như mua sắm các mặt hàng nông sản đặc trưng của đồng bào miền núi.
Phó Chủ tịch UBND xã Ta Bhing - bà Aviết Xinh cho hay, không chỉ là nơi vui chơi, giải trí, moong bây giờ còn là không gian độc đáo, đầy hấp lực cho du khách mỗi khi dừng chân ghé thăm vùng đất cộng cư của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Tà Riềng. Và hơn bao giờ hết, nắm bắt trước nhu cầu của du khách, đồng bào vùng cao đã tranh thủ thời gian nương rẫy để mang về từng bó rau, quả dứa, nải chuối… bày bán ngay trên moong. Cứ thế, trên hành trình khám phá của mình, du khách vừa có thể dừng chân nghỉ ngơi, vừa tìm mua các sản vật lưu niệm, hàng nông sản mang đậm đặc sắc màu văn hóa vùng cao Nam Giang. “Từ việc dựng moong, bên cạnh góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, còn là nơi để người dân cùng giao, lưu gặp gỡ và tạo không gian dừng chân lý tưởng cho du khách. Đây cũng là cơ hội giúp bà con quảng bá được nét đẹp văn hóa truyền thống, cũng như có thêm nguồn thu nhập từ việc bán hàng nông sản, phục vụ nhu cầu cuộc sống” - bà Xinh nói.
Không chỉ ở Ta Bhing và Cà Dy, dọc tuyến Quốc lộ 14D đi lên các xã vùng cao Tà Pơơ, Chà Vàl, Zuôih nơi đâu cũng thấy đồng bào dựng moong trước nhà khá thoáng rộng, đẹp đẽ. Những ngôi moong cao ráo, thoáng mát được làm nên bởi vật liệu gỗ, mây tre, lá cọ... rất ấn tượng và độc đáo. Buổi chiều những ngày hè nắng gió, dưới từng ngôi moong này, đồng bào lại cùng nhau quây quần hóng mát, nghỉ ngơi và vui say bên những chén rượu tà vạc ngọt dịu, ấm áp tình người vùng cao.
Theo baoquangnam.vn