Đặc sản miền núi Nghệ An hút khách trong dịp Tết

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều làng nghề, hộ dân sản xuất đặc sản ở Nghệ An như lạp xưởng, thịt chua, măng muối, bò/lợn giàng, lợn gác bếp, cá/mực khô... vẫn đang tất bật. Thay vì sử dụng sản phẩm công nghiệp, hiện người tiêu dùng rất ưa chuộng các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đặc sản địa phương. Hiện nhiều hộ sản xuất, làng nghề đang tất bật hoàn thiện sản phẩm, đóng gói gửi hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và làm quà biếu, tặng trong dịp Tết.

dacsannghean.jpg
Chất lượng thịt ngon, quy trình chế biến sạch sẽ nên các sản phẩm đặc sản miền núi này hút khách hàng miền xuôi. Ảnh: truyenhinhnghean.vn

Từ một phong tục tập quán bình dị, đến nay, bò, trâu, lợn giàng tại các huyện miền núi ở Nghệ An đã trở thành món ẩm thực đặc sắc của người dân vùng biên xứ Nghệ. Nhiều du khách thập phương sau khi đến với các huyện vùng cao Nghệ An mong mua được đặc sản này để về xuôi thưởng thức. Trên địa bàn huyện Quỳ Châu có hàng chục cơ sở nhỏ và vừa chuyên làm sản phẩm thịt gác bếp. Mỗi cơ sở sản xuất, ngoài những gia vị thông thường thì sẽ có những gia vị đặc trưng và cách thức sản xuất riêng để hút khách hàng. Những ngày này, số lượng về nhu cầu thịt giàng khô trên thị trường bắt đầu tăng cao.

Theo chị Trương Thị Bảo - Chủ cơ sở sản xuất đặc sản bò giàng, thịt gác bếp trên địa bàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu cho biết, tùy theo khẩu vị của khách hàng mà có những cảm nhận về sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, với các loại thực phẩm thịt bò, lợn, trâu giàng, lạp xưởng... đa phần được khách hàng ưa chuộng nhiều năm nay bởi vị ngon, an toàn thực phẩm, dễ chế biến.

Mỗi tuần cơ sở sản xuất của chị Bảo làm 2 mẻ từ 200 - 300 kg thịt tươi sống. Những ngày sát Tết, lượng thịt tăng gấp 3 lần bình thường. Vì vậy cơ sở phải thuê thêm người để hỗ trợ chế biến, đóng gói và gửi đến khách.

Thịt giàng truyền thống của đồng bào miền núi tẩm ướp gia vị ít hơn, chú trọng vào việc hong khô để sử dùng được lâu dài. Khi thịt được “giàng” lên bếp than phải để đỏ lửa liên tục từ 2-3 ngày. Lượng than được chú ý ở mức vừa phải để không để thịt vừa chín, khô đều từ ngoài vào trong - chị Bảo chia sẻ.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ vững thương hiệu, nhiều cơ sở sản xuất chú trọng vào khâu nhập nguyên liệu rõ nguồn gốc, chế biến sạch sẽ, đóng gói hút chân không để tránh ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

dacsannghean2.jpg
Sản phẩm được bảo quản kỹ càng để đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng. Ảnh: truyenhinhnghean.vn

Hiện các loại thịt bò, trâu giàng dao động từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/kg; lạp xưởng từ 320 - 350 nghìn đồng/kg. Các loại thịt giàng khi mua về chỉ cần quay trong lò vi sóng, nồi chiên hay hấp từ 5 - 10 phút làm nóng là có thể bày biện trang trí đẹp mắt. Hương vị đặc trưng, chất lượng đảm bảo, chế biến dễ dàng và bảo quản được thời gian dài là những yếu tố giúp sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là các dịp lễ Tết.

Các sản phẩm thịt gác bếp được chế biến từ thịt lợn, trâu, bò bản địa. Vì vậy trong những năm qua, huyện Quỳ Châu cũng tập trung đẩy mạnh công tác chăn nuôi, duy trì mỗi năm từ 35.000 con trâu, bò và trên 21.000 con lợn với sản lượng thịt hơi đạt 4.850 tấn, đảm bảo lượng thịt để cung cấp cho các cơ sở chế biến trên địa bàn.

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các chủ thể, Hợp tác xã tiến hành đăng ký nhãn hiệu, mã vạch các sản phẩm để lập hồ sơ thủ tục theo quy định để trình Ban điều hành OCOP cấp huyện công nhận sản phẩm đạt tiêu chí OCOP 3 sao.

Sâu măng, vốn chỉ là món ăn dân dã của người dân vùng cao giờ đã trở thành đặc sản của núi rừng xứ Nghệ, món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Sâu măng có nhiều cách chế biến nhưng món ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là đem xào lá chanh. Cách chế biến khá đơn giản. Sâu măng rửa sạch, ướp muối, hạt nêm, cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành củ băm, trút nhộng vào chảo đảo nhanh tay, khi thấy sâu măng chuyển sang màu vàng nhạt, cho lá chanh thái chỉ đảo đều rất hấp dẫn.

Cũng bởi cái độc đáo của sâu măng khiến trong mỗi gia đình không thể thiếu món ăn chế biến từ sâu măng trong những ngày Tết truyền thống của người dân miền núi. Khi có khách quý đến nhà, vào mùa sâu măng cũng không thể thiếu được món ăn đặc biệt này. Món ăn "kỳ dị", có vẻ rất đơn giản nhưng có giá đắt hơn với thịt bò. Mỗi kg sâu măng giá từ 250 - 300 nghìn đồng/kg.

Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kỳ Sơn, từ món ăn ít phổ biến, khoảng 5 năm nay sâu măng đã trở thành hàng hóa được ưa chuộng, không chỉ tiêu thụ trong huyện mà còn được chuyển về xuôi. Tuy nhiên, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kỳ Sơn cũng khuyến cáo khi chẻ cây tre, nứa để lấy sâu người dân bản địa cần chú ý bảo vệ rừng, chỉ lấy ấu trùng trong những cây bị sâu đục, tránh chặt bỏ tràn lan làm ảnh hưởng hệ sinh thái.

Cùng với món ba chỉ gác bếp, giò sụn, thịt bò khô, lợn khô thì món thịt chua là những đặc sản đắt khách trong dịp Tết, trở thành ẩm thực độc đáo của bà con người Thái ở huyện Quế Phong.

Những ngày này, cơ sở sản xuất gia truyền Cường Hoài, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong tất bật đóng gói hàng gửi về xuôi và gửi đi trong Nam, ngoài Bắc. Với gần 35 năm sản xuất chế biến thịt chua, sản phẩm này của gia đình chị Nguyễn Thị Hoài đã đạt OCOP 3 tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất ổn định và uy tín hơn trên thị trường.

Theo chị Hoài, bí quyết là thịt lợn phải tươi vừa làm thịt xong lấy về làm ngay thì sản phẩm mới ngon. Sau khi được ủ cùng các gia vị “độc quyền”, các loại lá, thính rang thì món thịt chín tự nhiên và sau 4 - 5 ngày là có thể thưởng thức hoặc đãi khách.

Khi thưởng thức thịt chua, thịt được nén chặt nên khi lấy ra đĩa, nhẹ nhàng bóp đều cùng hành tây, lá chanh thái mỏng. Thực khách hãy thưởng thức thịt chua cùng lá vả hoặc sung, lá đinh lăng. Lấy một miếng thịt chua, gói vào trong một chiếc lá và chấm vào chén nước tương pha sẵn, (nước chấm là nước tương đã chế biến sẵn do cơ sở cung cấp hoặc nước tương bán trên thị trường). Cái vị ngọt của thịt, vị thơm của thính, giòn sần sật của bì lợn hòa quyện với vị bùi của lá sung, lá vả chấm cùng tương ớt hoặc nước mắm tạo thành một hương vị rất hấp dẫn, dễ ăn.

Hiện ở vùng cao Nghệ An có rất nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương được người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là trong dịp Tết. Các đặc sản bò/trâu/lợn giàng Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu; thịt chua, chè hoa vàng, gạo Japonica ở Quế Phong; rượu nếp cẩm Con Cuông, cam bù Anh Sơn, rượu Mú Từn…, được cấp chứng chỉ OCOP, không chỉ tạo thêm nguồn thu, việc làm cho nhiều gia đình ở các huyện mà còn thúc đẩy chăn nuôi, du lịch địa phương phát triển, lan toả hình ảnh văn hóa ẩm thực của bà con các dân tộc ở các huyện vùng cao, trở thành sứ giả văn hóa của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Nam – Phó Giám đốc Trung tâm Đầu tư Xúc tiến Du lịch và Thương mại Nghệ An cho biết, mong muốn của người dân địa phương không chỉ dừng lại ở 2 từ “đặc sản” của các huyện vùng cao Nghệ An mà các sản phẩm này sẽ được cả nước biết đến, có mặt trên các gian hàng, siêu thị, lan tỏa văn hóa ẩm thực địa phương.

Về phía các chủ cơ sở sản xuất phải chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến sơ chế, tẩm ướp, khâu bảo quản đến thay đổi mẫu mã sản phẩm, thích ứng người tiêu dùng. Về phía cơ quan chức năng cũng sẽ hỗ trợ quảng bá sản phẩm trên các nền tảng số để tăng doanh thu cho các cơ sở sản xuất và các làng nghề trên địa bàn.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có quần thể cây chè cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm. Để làm sáng tỏ nguồn gốc, giá trị của giống chè, chính quyền tỉnh và các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn gen chè cổ, mở ra hành trình gìn giữ, phát huy giá trị của giống chè quý hiếm này trên mảnh đất “Đệ nhất danh trà”.

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đang ghi dấu ấn đậm nét trong việc triển khai hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Chương trình đang là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến nay, tỉnh có 581 sản phẩm được công nhận OCOP (464 sản phẩm 3 sao, 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể duy trì kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP được duy trì trên các sàn thương mại điện tử.

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã có nhiều đổi thay. Từ vùng đất vốn bị bom đạn tàn phá, nay đã trở thành những vùng nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và vùng nuôi trọng điểm của tỉnh.

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai đang sở hữu vùng nguyên liệu mía khoảng 45.000 ha, trải dài khắp các vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh. Vùng Đông Trường Sơn bao gồm thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, từng được biết đến là vùng đất khó với những cánh đồng khô cằn chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, đậu phộng, ngô hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, những năm qua, khu vực này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước với gần 32.000 ha, mang lại sinh kế ổn định cho hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Thái Bình có hơn 140 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng, trong đó không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhờ tinh thần sáng tạo và tâm huyết của họ, nhiều làng nghề đã “hồi sinh” mạnh mẽ trước nguy cơ bị mai một.

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Trong những năm gần đây, cây măng tre bát độ đã trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" cho đồng bào Mông tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cây măng tre Bát độ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bình Phước. Ảnh: K GỬIH

Bình Phước khai thác giá trị sản phẩm OCOP

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (chương trình OCOP), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh khai thác giá trị sản phẩm nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu OCOP Bình Phước.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Sản phẩm tiêu biểu của Cao Bằng vươn xa nhờ đa dạng kênh tiêu thụ

Sản phẩm tiêu biểu của Cao Bằng vươn xa nhờ đa dạng kênh tiêu thụ

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực ở địa phương.

Kiên Giang tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Kiên Giang tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Từ đó, số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh không ngừng tăng, đặc biệt các sản phẩm từ 3 sao tăng lên 4 sao thời gian gần đây tăng mạnh, giúp tăng sức cạnh tranh hàng hóa, nâng cao thu nhập người dân nông thôn.

Bình Phước xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Phước xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Để sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tăng dần về lượng và chất qua từng năm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã đề nghị các ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của tỉnh. Các sở, ngành, địa phương cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng gắn với đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân, hợp tác xã tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, góp phần giới thiệu, quảng bá cũng như tăng thêm tính cạnh tranh cho nông sản Bình Phước trong quá trình hội nhập.

Nhiều hộ dân chuyển sang làm những sản phẩm đan lát có giá trị cao phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN

Bạc Liêu bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Dù tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động tại khu vực nông thôn nhưng các làng nghề của tỉnh Bạc Liêu đang bị mai một, nhiều làng nghề hoạt động cầm chừng. Trước thực trạng như vậy, tỉnh Bạc Liêu đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để duy trì và phát triển các làng nghề, trong đó xác định bảo tồn làng nghề phải gắn với phát triển du lịch.

Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Ảnh: TTXVN phát

Yên Bái gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, dần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chuỗi liên kết để nâng cao giá trị đặc sản của nông sản, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân và xây dựng nông thôn mới.

Nuôi cá tầm, hướng giảm nghèo bền vững ở vùng cao Hà Giang

Nuôi cá tầm, hướng giảm nghèo bền vững ở vùng cao Hà Giang

Khu vực đèo Gió (xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, Hà Giang) với khí hậu và nguồn nước thuận lợi, thích hợp với mô hình nuôi cá nước lạnh. Tận dụng lợi thế đó, huyện Xín Mần đã cho chủ trương phát triển các chuỗi liên kết nuôi cá tầm với nhiều hộ dân tham gia. Đây không chỉ là mô hình kinh tế mới đầy hứa hẹn giúp người dân cải thiện sinh kế, mà còn là một phần của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các vùng miền núi, mở ra cơ hội để người dân Nấm Dẩn thoát nghèo.

 Tham vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Tham vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Cà phê là loại nông sản đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đem lại nguồn sinh kế cho người dân, nhất là người dân vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng; trong đó, Buôn Ma Thuột được mệnh danh là “Thủ phủ Cà phê của Việt Nam”, vì vậy địa phương “tham vọng” trở thành điểm đến của cà phê thế giới. Đây là thông tin được đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết trong khuôn khổ chuỗi hoạt động và họp báo công bố thông tin Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21/2.

Ảnh minh họa: baobinhdinh.vn

Bình Định xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dừa đặc sản

Tỉnh Bình Định đang có những giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dừa nhằm hướng tới nâng cao giá trị, thương hiệu cho “đặc sản” này. Nổi bật là thị xã Hoài Nhơn - nơi được mệnh danh là một trong những vựa dừa lớn nhất của cả nước.

Ứng dụng thiết bị thông minh (máy bay không người lái) phun thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa tại Hợp tác xã Thanh Sơn ở xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu). Ảnh: Tuấn Kiệt

Những nông dân số ở Bạc Liêu

Những năm gần đây, Bạc Liêu đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong ngành nông nghiệp thông qua việc ứng dụng công nghệ số. Đây là một xu hướng chuyển mình mạnh mẽ, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp ở địa phương này.

Khách tham quan vườn quýt hồng Hai Kiệt ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Lai Vung phát triển nghề truyền thống

Huyện Lai Vung là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Tháp có nhiều nghề truyền thống. Thời gian qua, ngành chức năng của huyện Lai Vung nỗ lực bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng nền kinh tế thị trường.

Tiềm năng từ những vùng chè cổ thụ ở Lai Châu

Tiềm năng từ những vùng chè cổ thụ ở Lai Châu

Nằm ở độ cao lớn và khí hậu mát mẻ, nhiều vùng núi ở Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những vùng chè cổ thụ rất giá trị. Lai Châu cần phải khai thác tốt những lợi thế này, biến thành những sản phẩm chủ lực để phát triển kinh tế địa phương.