Nuôi cá tầm, hướng giảm nghèo bền vững ở vùng cao Hà Giang

Khu vực đèo Gió (xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, Hà Giang) với khí hậu và nguồn nước thuận lợi, thích hợp với mô hình nuôi cá nước lạnh. Tận dụng lợi thế đó, huyện Xín Mần đã cho chủ trương phát triển các chuỗi liên kết nuôi cá tầm với nhiều hộ dân tham gia. Đây không chỉ là mô hình kinh tế mới đầy hứa hẹn giúp người dân cải thiện sinh kế, mà còn là một phần của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các vùng miền núi, mở ra cơ hội để người dân Nấm Dẩn thoát nghèo.

Xã Nấm Dẩn (huyện Xín Mần, Hà Giang) nằm giữa những dãy núi hùng vĩ của phía Tây Bắc tỉnh Hà Giang. Là nơi có khí hậu mát mẻ và tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn. Tận dụng những lợi thế tự nhiên, dự án liên kết nuôi cá nước lạnh tại xã Nấm Dẩn, đặc biệt là cá tầm đã được triển khai từ năm 2023.

Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2023 – 2025. Dự án với số vốn gần 4 tỷ đồng. Các hộ dân tham gia dự án được cung ứng con giống, thực hiện nuôi đúng theo kỹ thuật, quy trình đã được tập huấn.

ky-vong-20240913102519.jpg
Nhóm liên kết thanh niên thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) nuôi cá nước lạnh. Ảnh: baohagiang.vn

Để người dân tiếp cận và triển khai nuôi hiệu quả cá tầm, Ban Dân vận huyện Xín Mần đã theo sát, tuyên tryền, hướng dẫn và động viên người dân tham gia.

Bà Vương Thị Nhung, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Xín Mần cho biết: Do mô hình mới lạ với người dân nên ban đầu ít người tham gia. Tuy nhiên, công tác dân vận tại địa phương đã thực hiện rất tốt trong việc thúc đẩy người dân tham gia các mô hình kinh tế mới. Hiện nay, nhiều hộ dân đã tham gia nuôi cá tầm. Qua đó tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế hộ gia đình cũng như của địa phương.

Để dự án nuôi cá tầm đến với người dân, hợp tác xã nuôi trồng Nông, lâm, thủy sản Đại An thành lập với sự tham gia của hàng chục hộ dân xã Nấm Dẩn. Năm 2023, hợp tác xã triển khai dự án liên kết với quy mô 16.800 con cá nước lạnh và tổ chức tập huấn 2 lớp kỹ thuật nuôi cá nước lạnh theo hướng an toàn sinh học cho các hộ dân tham gia dự án. Năm 2024 - 2025 hỗ trợ tiêu thụ 16.800 con cá nước lạnh, đồng thời xây dựng 1 cơ sở sơ chế.

Ông Vũ Thiện Ngữ, Phó Giám đốc hợp tác xã cho biết: Cá tầm rất hợp với nguồn nước ở nơi đây, cá tầm phát triển ổn định. Hiện nay cũng đã có nhiều hộ gia đình xuất cá thương phẩm. Lợi nhuận thu được từ nuôi cá tầm của hợp tác xã đã giúp nhiều hộ gia đình có kinh tế ổn định. Hợp tác xã đang tiếp tục khuyến khích người dân cùng phát triển mô hình này.

Mô hình nuôi cá tầm ở xã Nấm Dẩn đã giúp các hộ dân nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản, qua đó tạo ra việc làm thường xuyên, gia tăng thu nhập cho các hộ tham gia.

Gia đình anh Ly Seo Lìn là một trong nhừng tiên phong nuôi cá tầm trong Hợp tác xã nuôi trồng Nông, lâm, thủy sản Đại An. Trước đây, số diện tích đất nương dưới chân Đèo Gió của gia đình anh dùng để trồng lúa 1 vụ. Cuối năm 2023, gia đình tham gia hợp tác xã và cải tạo thành 3 bể nuôi cá Tầm. Sau 1 năm, trung bình mỗi con cá tầm đạt từ 2 đến 2,5kg, tổng sản lượng ước đạt 5 tấn và mang về hơn 100 triệu đồng trong lứa đầu tiên.

Anh Seo vui vẻ chia sẻ: “Mỗi năm, gia đình tôi có thể thu hoạch một lượng cá lớn, mang lại thu nhập ổn định. Tôi rất vui vì dự án đã tạo điều kiện để gia đình tôi vươn lên thoát nghèo”.

Một trong những điểm nổi bật của dự án là việc xây dựng thương hiệu cá tầm và các sản phẩm chế biến như ruốc cá tầm, thịt cá tươi đóng khay. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời tạo ra cơ hội học hỏi và phát triển cho người dân trong khu vực. Việc hỗ trợ xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm giúp gia tăng giá trị từ việc nuôi cá nước lạnh và thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển bền vững.

Chủ tịch UBND xã Nấm Dẩn Lù Văn Hiền cho biết: Hiện nay, toàn xã đã có hơn 30 hộ nuôi cá tầm. Việc phát triển mô hình nuôi cá tầm trên địa bàn xã là một bước đi đúng đắn. Chúng tôi luôn khuyến khích các hộ dân tham gia vào mô hình này vì không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dự án nuôi cá nước lạnh tại xã Nấm Dẩn là một mô hình phát triển kinh tế nông thôn đầy triển vọng. Với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và sự đồng lòng của người dân, mô hình này không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân mà còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tạo dựng thương hiệu cá tầm đặc trưng của vùng núi Hà Giang. Trong tương lai, dự án này hứa hẹn sẽ mở rộng quy mô và trở thành một hình mẫu phát triển kinh tế bền vững cho các vùng miền núi, góp phần thúc đẩy công cuộc giảm nghèo và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số…

Đức Thọ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

 Tham vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Tham vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Cà phê là loại nông sản đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đem lại nguồn sinh kế cho người dân, nhất là người dân vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng; trong đó, Buôn Ma Thuột được mệnh danh là “Thủ phủ Cà phê của Việt Nam”, vì vậy địa phương “tham vọng” trở thành điểm đến của cà phê thế giới. Đây là thông tin được đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết trong khuôn khổ chuỗi hoạt động và họp báo công bố thông tin Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21/2.

Ảnh minh họa: baobinhdinh.vn

Bình Định xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dừa đặc sản

Tỉnh Bình Định đang có những giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dừa nhằm hướng tới nâng cao giá trị, thương hiệu cho “đặc sản” này. Nổi bật là thị xã Hoài Nhơn - nơi được mệnh danh là một trong những vựa dừa lớn nhất của cả nước.

Khách tham quan vườn quýt hồng Hai Kiệt ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Lai Vung phát triển nghề truyền thống

Huyện Lai Vung là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Tháp có nhiều nghề truyền thống. Thời gian qua, ngành chức năng của huyện Lai Vung nỗ lực bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng nền kinh tế thị trường.

Tiềm năng từ những vùng chè cổ thụ ở Lai Châu

Tiềm năng từ những vùng chè cổ thụ ở Lai Châu

Nằm ở độ cao lớn và khí hậu mát mẻ, nhiều vùng núi ở Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những vùng chè cổ thụ rất giá trị. Lai Châu cần phải khai thác tốt những lợi thế này, biến thành những sản phẩm chủ lực để phát triển kinh tế địa phương.

Xúc tiến tiêu thụ, quảng bá sản phẩm ẩm thực, nông sản và OCOP

Xúc tiến tiêu thụ, quảng bá sản phẩm ẩm thực, nông sản và OCOP

Trong Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại tỉnh Hải Dương năm 2025 được tổ chức tại khu trải nghiệm Côn Sơn, chùa Côn Sơn, thuộc khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh khai mạc sáng 13/2, bên cạnh những gian hàng giới thiệu ẩm thực, du lịch, làng nghề truyền thống…, còn trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Hải Dương và một số tỉnh, thành phố. Đây là cơ hội quảng bá, xúc tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Tây Ninh nâng tầm đặc sản OCOP, mở ra cơ hội xuất khẩu

Tây Ninh nâng tầm đặc sản OCOP, mở ra cơ hội xuất khẩu

Khi có sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được công nhận 5 sao cấp quốc gia đầu tiên, Tây Ninh đã khẳng định được tiềm năng trong việc nâng tầm đặc sản địa phương. Không dừng lại ở đó, tỉnh cũng vừa công nhận thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao, càng cho thấy sự rõ nét về việc đầu tư nghiêm túc và chiến lược phát triển bền vững các sản phẩm của tỉnh. Những đặc sản địa phương không chỉ mang đậm dấu ấn vùng đất Tây Ninh mà còn sẵn sàng chinh phục thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội xuất khẩu và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.

Gia Lai nâng cao chất lượng cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế

Gia Lai nâng cao chất lượng cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế

Gia Lai đang từng bước phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững, đáp ứng các tiêu chí quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo kế hoạch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu định hướng phát triển ổn định diện tích cà phê toàn tỉnh khoảng 100.000ha, trong đó, cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ đạt khoảng hơn 15%.

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng cao

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng cao

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu, tỉnh Ninh Thuận đang nỗ lực khai thác tối đa tiềm năng từ nguồn nguyên liệu địa phương, các đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề có giá trị kinh tế và văn hóa được ưu tiên phát triển thành sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng cao.

Gia Lai quảng bá, tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Gia Lai quảng bá, tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”, tỉnh Gia Lai đã phát huy tiềm năng, lợi thế khi có đến 430 sản phẩm; trong đó có 67 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn 4 sao và 363 sản phẩm 3 sao. Những nỗ lực đầu tư bài bản có chiều sâu vào sản xuất, nâng cao chất lượng và quảng bá đang giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh Gia Lai tạo dựng được thương hiệu trên thị trường.

Ninh Thuận tăng sức hút từ các giống nho ăn tươi mới chất lượng cao

Ninh Thuận tăng sức hút từ các giống nho ăn tươi mới chất lượng cao

Để nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nho trên thị trường, tỉnh Ninh Thuận khuyến khích, đẩy mạnh trồng nhân rộng các giống nho ăn tươi mới, nho không hạt chất lượng cao để tăng hiệu quả kinh tế và tạo thêm sức hút cho du lịch nông nghiệp địa phương.

Lai Châu thu hút doanh nghiệp phát triển cây dược liệu dưới tán rừng

Lai Châu thu hút doanh nghiệp phát triển cây dược liệu dưới tán rừng

Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng là một trong những chủ trương lớn của tỉnh Lai Châu. Thực hiện chủ trương này, Lai Châu đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, phát triển cây dược liệu. Từ đó, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống và vươn lên làm giàu, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”. Hoạt động nhằm tôn vinh nghề trồng và chế biến chè, kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống, hiện đại, đồng thời là sản phẩm du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố Thái Nguyên.

Vĩnh Phúc phát triển lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOP

Vĩnh Phúc phát triển lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOP

Tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của địa phương. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngư dân với "lộc đầu năm" từ cá ngừ đại dương

Ngư dân với "lộc đầu năm" từ cá ngừ đại dương

Sau những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngư dân Khánh Hòa lại hối hả ra khơi với mong muốn một năm mới bội thu và thực hiện tốt các quy định của châu Âu về chống khai thác IUU. Những chuyến tàu đầu tiên trở về với cá ngừ vây vàng mắt to đầy ắp đã mang đến tín hiệu vui. Tàu KH 90044 TS của ông Trần Hữu Đông đạt sản lượng 1,7 tấn, một số tàu khác đạt từ 1,3 – 2 tấn. Giá cá nhích lên cũng là một động lực lớn để ngư dân tiếp tục vươn khơi, hy vọng vào một năm "mưa thuận gió hòa". Bà con ngư dân cũng cam kết thực hiện nghiêm ngặt các quy định về chống khai thác IUU để đảm bảo sản phẩm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Cà Mau thêm 18 sản phẩm OCOP 4 sao

Cà Mau thêm 18 sản phẩm OCOP 4 sao

Trong số 18 sản phẩm OCOP của 8 chủ thể vừa được công nhận đạt chuẩn 4 sao vào đầu năm 2025, có 6 sản phẩm mới là tôm khô tách vỏ; bánh phồng hàu của của Hợp tác xã Tân Phát Lợi (ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), yến chưng đường phèn; tổ yến chưng sẵn dành cho trẻ em; yến chưng đường ăn kiêng; yến tinh chế của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Yến sào Đất Mũi (Số 42 - 44 - 46, đường Tạ Uyên, Khóm 4, Phường 9, thành phố Cà Mau). 12 sản phẩm OCOP 4 sao còn lại vừa được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao được nâng hạng lên 4 sao.

"Tám điều Bác dặn" là mạch nguồn sức mạnh vượt khó cho địa đầu Tổ quốc

"Tám điều Bác dặn" là mạch nguồn sức mạnh vượt khó cho địa đầu Tổ quốc

Hà Giang - miền đất địa đầu Tổ quốc, nơi hội tụ những con người kiên cường, trung hậu, luôn khắc ghi sâu sắc lời dạy của Bác Hồ trong chuyến thăm lịch sử vào năm 1961. “Tám điều Bác dặn” khi ấy không chỉ là kim chỉ nam cho sự phát triển của tỉnh mà còn trở thành mạch nguồn sức mạnh, hun đúc ý chí vượt khó vươn lên của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc nơi đây.

Làng gốm Gia Thủy giữ lửa xuyên Tết

Làng gốm Gia Thủy giữ lửa xuyên Tết

Từ những cục đất vô tri, qua bàn tay của các nghệ nhân làng nghề gốm Gia Thủy, đã biến thành những chiếc chum, vại, ấm, chén, lọ hoa... là những sản phẩm thủ công đặc sắc đi đến mọi miền của đất nước. Hơn 60 năm qua, làng nghề gốm Gia Thủy, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình luôn đỏ lửa để cho ra đời những sản phẩm gốm đặc trưng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.

Giữ gìn hương vị bánh, mứt Tết cổ truyền

Giữ gìn hương vị bánh, mứt Tết cổ truyền

Bánh tét và mứt là món ăn ngon, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân miền Tây. Mùi thơm lừng của mứt, của đòn bánh tét nóng hổi như nhắc nhở mọi người về một cái Tết đoàn viên, gia đình cùng thưởng thức món ngon mà ông bà đã lưu truyền qua nhiều đời. Ngày nay, xã hội phát triển, nhiều loại bánh, mứt được sản xuất công nghiệp với mẫu mã đa dạng, nhưng với nhiều gia đình, mứt Tết được làm thủ công vẫn có một hương vị riêng.

Lẩu mắm - món ngon mà bất kỳ du khách nào khi ghé thăm U Minh đều không thể bỏ qua. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Ẩm thực nơi Đất Mũi

Cà Mau, mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, nơi vươn ra biển cả bao la, nơi có những cánh đồng, khu rừng đước xanh bạt ngàn. Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, Cà Mau còn khiến bất cứ du khách ghé thăm phải mê mẩn bởi ẩm thực độc đáo, đậm đà hương vị của đất trời và con người nơi đây.

Gìn giữ danh thơm cho làng hương xạ

Gìn giữ danh thơm cho làng hương xạ

Trên cả nước có nhiều nơi làm hương, nhưng ở thôn Cao, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) được xem là nơi phát tích của nghề làm hương với truyền thuyết vào thế kỷ XVIII, người con gái tài, sắc họ Đào đi buôn bán và học được nghề làm hương, khi trở về đã truyền dạy lại cho người dân trong làng. Trước sự biến đổi của xã hội, nghề làm hương không bị mai một mà ngày càng được mở rộng phát triển. Điều làm nên tên tuổi thương hiệu chính ở việc người dân biết giữ danh thơm cho nghề làm hương, không vì lợi nhuận mà đánh đổi chất lượng.

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Mứt dừa vốn là một đặc sản mang đậm hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ. Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên món mứt dừa đầy ắp ngọt ngào.

Làng hoa Sa Đéc những ngày áp Tết

Làng hoa Sa Đéc những ngày áp Tết

Làng hoa, kiểng Sa Đéc, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có tên gọi ban đầu là làng hoa Tân Quy Đông, một làng hoa truyền thống hơn 100 năm tuổi, nằm bên bờ sông Tiền và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa, kiểng.

Hoa đào kép xứ Lạng giá tăng vẫn đắt hàng

Hoa đào kép xứ Lạng giá tăng vẫn đắt hàng

Xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được xem vừa "vựa" đào lớn nhất địa phương bởi hoa đẹp, cánh kép, sắc thắm, lâu tàn nên thu hút dân chơi đào trong và ngoài tỉnh. Giá đào năm nay tăng cao hơn so với mọi năm song các chủ vườn đào tại đây đã bán hết hàng...

Nông dân Bạc Liêu được mùa, được giá dưa hấu Tết

Nông dân Bạc Liêu được mùa, được giá dưa hấu Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng dưa hấu ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu tràn ngập không khí rộn ràng thu hoạch dưa phục vụ Tết Nguyên đán. Nhờ thời tiết thuận lợi cộng với kỹ thuật của nông dân ngày càng được nâng lên nên vụ dưa năm nay có năng suất cao hơn so với năm trước, giá bán cũng cao hơn, nông dân rất phấn khởi.

Quất Nam Phong đắt hàng, được giá

Quất Nam Phong đắt hàng, được giá

Còn 1 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng nhiều vườn quất ở phường Nam Phong, thủ phủ quất của thành phố Nam Định đã hết cây hoặc còn lại rất ít. Quất đắt hàng, giá cao hơn mọi năm khiến người trồng quất phấn khởi, tươi vui.

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh hút khách dịp cận Tết

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh hút khách dịp cận Tết

Quảng Ninh là một trong những tỉnh triển khai Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) sớm và hiệu quả trong cả nước. Các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Dịp cận Tết, các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh cũng như các tỉnh thành khác thu hút đông người dân mua sắm.

Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, đan lát được xem như một trong những nét văn hóa truyền thống, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước tình trạng nghề đan lát đang dần mất “chỗ đứng” trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc tại Kon Tum đang ra sức truyền nghề cho thế hệ trẻ và đưa sản phẩm đan lát thành hàng hóa nhằm tăng thêm thu nhập, hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị ngành nghề truyền thống này.