Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể và vận động, hỗ trợ hội viên tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Khu vực đèo Gió (xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, Hà Giang) với khí hậu và nguồn nước thuận lợi, thích hợp với mô hình nuôi cá nước lạnh. Tận dụng lợi thế đó, huyện Xín Mần đã cho chủ trương phát triển các chuỗi liên kết nuôi cá tầm với nhiều hộ dân tham gia. Đây không chỉ là mô hình kinh tế mới đầy hứa hẹn giúp người dân cải thiện sinh kế, mà còn là một phần của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các vùng miền núi, mở ra cơ hội để người dân Nấm Dẩn thoát nghèo.
Những năm qua, phong trào “Dân vận khéo” ở Hậu Giang đã trở thành một phong trào vì nhân dân, hướng tới nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình đã góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Trong 2 ngày 18-19/9, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước tổ chức Ngày hội “Kết nối sản phẩm - Phát huy tài nguyên bản địa”.
Sóc Trăng là địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi với số vốn hàng tỷ đồng, thu nhập từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/năm, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương. Họ được gọi là những nông dân triệu phú, tỷ phú ở miền Tây xứ Thanh.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngày 14/1, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đã khảo sát và làm việc với lãnh đạo huyện Trần Văn Thời về việc thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn.
Xuân đang về, trên 24.000 hộ dân của 20 dân tộc anh em ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) liên tiếp đón nhận những niềm vui mới. Nhiều mô hình kinh tế đang phát huy hiệu quả, các công trình dân sinh hoàn thành, đời sống đang cải thiện, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.