Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (Bài 2)

Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (Bài 2)

“Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” của Việt Nam được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, không chỉ là niềm tự hào mà còn là động lực để người Chăm và tỉnh Ninh Thuận triển khai các giải pháp bảo tồn, vực dậy sức sống của di sản, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa theo hướng bền vững, tương xứng với sự ghi nhận của thế giới dành cho nghệ thuật gốm Chăm.

Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (Bài 2) ảnh 1Trung tâm sản xuất, kinh doanh trưng bày của Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Bài 2 (Bài cuối): Đưa thương hiệu gốm Chăm vươn xa

Những hướng đi mới

Nghề làm gốm giúp tăng thu nhập của gia đình và bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm. Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó có nghệ nhân lành nghề tuổi cao, sức yếu, người sống được bằng nghề gốm không nhiều, thế hệ trẻ ít quan tâm đến nghề. Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của các làng nghề thủ công truyền thống và nguồn nguyên liệu làm gốm. Đặc biệt, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chi phí cho nguyên liệu tăng cao, sản phẩm thiếu sự đa dạng cũng khiến nghề gốm đứng trước nhiều khó khăn.

Để cạnh tranh, tồn tại, khi người tiêu dùng có yêu cầu thẩm mỹ cao, các cơ sở, hợp tác xã sản xuất ở làng gốm Bàu Trúc đã phải tìm hướng đổi mới và phát triển, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. "Với suy nghĩ phát triển dựa trên nền tảng văn hóa Chăm để giữ nét đặc sắc riêng, đồng thời nâng tính ứng dụng, các nghệ nhân đã nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới kết hợp các yếu tố văn hóa để cải tiến kiểu dáng, nâng cao chất lượng sản phẩm", ông Phú Hữu Minh Thuần chia sẻ thêm.

Anh Đàng Năng Tự, một thợ gốm lành nghề ở làng Bàu Trúc cho hay, để mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững cho sản phẩm làng nghề, các nghệ nhân không ngừng nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo, có hoa văn đẹp mắt, nhất là hoa văn cổ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng đương đại. Đồng thời, các nghệ nhân lành nghề tập trung nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho các thành viên trong làng; đẩy mạnh thiết kế sản xuất dòng gốm mỹ nghệ với mẫu mã và hoa văn trang trí độc đáo, phong phú, đảm bảo chất lượng để phục vụ thị trường.

Đến nay, cùng với cải tiến dòng sản phẩm gốm dân dụng, hiện nay làng Bàu Trúc đã và đang phát triển dòng gốm trang trí, gốm mỹ nghệ có hàm lượng thẩm mỹ, cho giá trị kinh tế cao như đèn gốm trang trí, đèn ngủ, lọ hoa, bình nước, bình trà, lục bình, tháp nước… phục vụ trang trí nội, ngoại thất cho các gia đình, khách sạn, khu resort trên toàn quốc. Gốm Bàu Trúc hiện có hàng nghìn sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau, có giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng triệu đồng/sản phẩm.

Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (Bài 2) ảnh 2Gốm Chăm Bàu Trúc mang vẻ đẹp độc đáo thể hiện nét tài hoa từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Đến làng gốm Bàu Trúc, du khách được xem các nghệ nhân biểu diễn, tạo hình gốm với bàn tay điêu luyện, những thao tác kỹ thuật thật đẹp mắt. Đặc biệt, du khách có thể tự tay làm cho mình những sản phẩm gốm đơn giản, tự vẽ hoa văn và thử nung trên lửa... để trải nghiệm cảm giác thú vị như một nghệ nhân làm gốm thực thụ.

Hiện nay, ngoài bán tại chỗ cho khách du lịch, các cơ sở, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm ở làng Bàu Trúc còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu tiêu thụ; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội; tiếp nhận đơn đặt hàng online và gửi sản phẩm đi khắp các tỉnh, thành phố, kể cả ra nước ngoài khi khách hàng có nhu cầu.

Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển


Trải qua nhiều thăng trầm, nghề gốm ở Bàu Trúc tưởng có lúc bị mai một, nhưng nay đã khởi sắc với nhiều tín hiệu đáng mừng. Sản phẩm phát triển đa dạng hơn nhưng bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm vẫn được lưu dấu đậm nét trên từng sản phẩm. Đây chính là yếu tố quan trọng để người Chăm ở làng gốm Bàu Trúc vừa giữ nghề truyền thống, vừa tạo ra cơ hội để phát triển du lịch, biến văn hóa trở thành tài sản.

Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (Bài 2) ảnh 3 Sản phẩm gốm lục bình độc đáo của Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Theo ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, để giữ gìn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm, cần có giải pháp đồng bộ. Trước mắt, tỉnh tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất gốm, vì đây là vấn đề cấp thiết, đồng thời có những chính sách hỗ trợ các nghệ nhân đào tạo nghề cho thế hệ trẻ, lưu truyền nghề làm gốm. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu để sản phẩm gốm Chăm làng Bàu Trúc xuất khẩu đến được nhiều nước trên thế giới.

Ông Bạch Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, người Chăm ở làng Bàu Trúc vẫn giữ gìn nguyên vẹn nghề truyền thống với những kỹ năng, bí quyết nghề được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Làng Bàu Trúc được các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước xem như là một bảo tàng gốm Chăm. Chính vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm nói chung và làng gốm Bàu Trúc nói riêng luôn được địa phương quan tâm đặt lên hàng đầu. Huyện Ninh Phước sẽ tập trung triển khai Đề án bảo tồn và phát triển làng gốm Chăm Bàu Trúc giai đoạn từ nay đến năm 2030, tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề cho thế hệ trẻ, chú trọng phát triển du lịch để nâng cao đời sống cho người dân.

Hiện nay, không chỉ đổi mới sản xuất, làng gốm Bàu Trúc còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm thông qua hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Làng hiện có 1 hợp tác xã, 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm, kết hợp với phát triển du lịch. Các cơ sở được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận và chính quyền địa phương phối hợp tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn, đào tạo đón tiếp khách du lịch, tiếp thị sản phẩm.

Hiện nay, những người có trách nhiệm của làng gốm Bàu Trúc hy vọng bằng cách kết hợp kỹ thuật làm gốm cổ truyền với không ngừng đổi mới, sáng tạo, chính quyền địa phương sẽ cùng với người dân tiếp tục phát triển du lịch làng nghề để du khách gần xa biết đến danh tiếng và tìm về Bàu Trúc ngày một nhiều hơn. Làm được như vậy, vừa tạo thêm đầu ra cho sản phẩm, vừa tăng thu nhập cho các hộ làm nghề, để người Chăm có thêm động lực gắn bó, bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống một cách bền vững, hiệu quả. (Hết)

Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (Bài 2) ảnh 4

Nguyễn Thành

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.