Tục giữ lửa ngày Tết

Tục giữ lửa ngày Tết
Trong tâm niệm của người Thái xứ Nghệ, lửa chính là cánh cửa vô hình, giúp họ có thể truyền đạt nguyện vọng với các bậc thần làng, hoàng làng, trao đổi tâm tư với tổ tiên, với những người đã khuất. Lửa được xem là chìa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương, là vật dụng để họ hướng về nguồn cội.
 
Lửa được xem là chìa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương, là vật dụng để họ hướng về nguồn cội, chính vì thế được thắp suốt bàn thờ gia tiên người Việt suốt 3 ngày Tết.
Lửa được xem là chìa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương, là vật dụng để họ hướng về nguồn cội, chính vì thế được thắp suốt bàn thờ gia tiên người Việt suốt 3 ngày Tết.

Chính vì lửa có một tầm quan trọng sâu sắc từ trong ý niệm bao đời như thế nên phong tục giữ lửa đêm 30 Tết được ra đời và truyền lại cho đến ngày nay. Họ quan niệm rằng, giữ được lửa từ đêm 30 cho đến hết ngày mùng 1 Tết chính là giữ lại được sự no ấm, sung túc, giữ lại được sự may mắn, giúp người thân đã khuất có thể về đây tụ hội, thu hút sự chú ý của thần linh, ban may mắn cho gia đình. Để chuẩn bị cho ngọn lửa được đỏ, than được hồng mãi trong đêm 30 Tết, củi được lựa chọn rất kỹ lưỡng, phải là củi to, chắc, thẳng, đượm lửa và than phải hồng được lâu. Người Thái cũng quan niệm củi có bền chặt, than có đỏ hồng mãi thì tình cảm gia đình mới vững chắc, bền lâu. Mỗi người chọn cho mình 2 khúc củi to, đem về phơi khô. Việc phơi cũng phải tính toán sao cho vừa nắng để lửa cháy to nhưng than không bị tàn sớm.

Đêm 30 Tết, sau khi cúng cuối năm, cả nhà quây quần bên bếp lửa vui vẻ trò chuyện, cùng mong cho những điều xấu, đen đủi năm cũ qua mau, may mắn, hạnh phúc đến trong năm mới. Trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng lửa tí tách những bài nhuôn, bài suối được cất lên với những nhắn nhủ của bố mẹ đến con cái, mong con cái sống vui vẻ, làm ăn phát đạt, con trẻ chóng lớn; con cái thì hát mong bố mẹ năm mới mạnh khỏe, sống lâu...

Dùng củi to để đun bánh chưng vốn là hình ảnh quen thuộc với người Việt.
Dùng củi to để đun bánh chưng vốn là hình ảnh quen thuộc với người Việt.

Trâu đầy sàn nhà, gà đầy chuồng to. Thời điểm Giao thừa qua, trước khi chuẩn bị đi ngủ, để ngọn lửa được giữ mãi trong đêm, người phụ nữ trong gia đình có nhiệm vụ vùi tro làm sao cho sáng hôm sau bếp vẫn đượm lửa. Quan niệm của người Thái cho rằng nếu bếp tàn thì mang lại điều đen đủi, gia đình năm mới không được yên ấm, no đủ. Là người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc bếp núc nên việc giữ lửa được giao cho họ. Vì thế, vùi tro như thế nào để lửa cháy, than hồng mãi qua đêm 30 Tết là cả một nghệ thuật của người phụ nữ Thái.

Sáng mùng một Tết, mọi thành viên trong gia đình cùng dậy sớm để chuẩn bị mâm cúng đầu năm. Người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm khơi tro để ngọn lửa tiếp tục bùng cháy, sửa soạn mâm cúng đầu năm mới.

Đã bao đời nay, tộc người Chứt (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) có phong tục giữ cho ngọn lửa không được tắt trong những ngày Tết Nguyên đán. Theo quan niệm của đồng bào, lửa cháy trong 3 ngày Tết mang lại một năm nhiều an lành. Đêm Giao thừa, cả gia đình sum vầy bên bếp lửa bập bùng. Khi mâm cơm cúng ông bà hạ xuống, họ cùng nâng chén rượu, chúc năm mới mọi sự bình yên, làm ăn phát đạt, mọi điều tốt đẹp. Trước khi đi ngủ, những phụ nữ lớn tuổi sẽ vùi thêm than hồng vào tro nóng, để lửa vẫn cháy mãi trong ba ngày Tết. Ba ngày Tết vẫn giữ lửa, đỏ suốt đêm để mong muốn cho ông bà chiều ý mình, cầu cho mình may mắn hơn, giàu có, làm ăn phát đạt. Nếu như lửa bị tắt, năm đó gia đình, bản làng sẽ gặp điều không may, mùa màng thất bát. Vì vậy, mỗi gia đình đều phải chọn khúc củi tốt, lửa đượm, than lâu tàn để giữ lửa qua đêm.

Bếp lửa có ý nghĩa quan rọng trong đời sống của đồng bào vùng cao.
Bếp lửa có ý nghĩa quan rọng trong đời sống của đồng bào vùng cao.

Hơn 40.000 người Nguồn, tộc người chiếm khoảng 80% dân số ở huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình) vẫn giữ mãi phong tục giữ lửa ngày Tết. Theo quan niệm của người Nguồn, thần lửa là vị vua cao nhất. Trong dịp Tết, Vua bếp lên thiên đình đón xuân với Ngọc hoàng nên không thể bảo vệ và che chở được cho gia chủ. Vì vậy, người Nguồn phải đốt lửa lên để sưởi ấm, để thần lửa che chở và phù hộ. Theo lời ông bà bảo lại, giữ lửa là để giữ hơi ấm, ánh sáng,  truyền cái tốt đẹp từ năm cũ qua năm mới. Lửa cháy mãi thì gia đình sẽ ăn ra làm nên, có của để của dành trong năm tới. Có lửa sẽ có ánh sáng, tức trong nhà lúc nào cũng sáng sủa, xua đi bóng tối. Tục này có từ xa xưa và năm nào nhà ông bà cũng làm từ năm này sang năm khác và truyền lại cho con cái khi ra ở riêng.

Lửa có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt. Hiện nay, nhiều người sử dụng bếp ga nhưng trong nhà vẫn có 1 bếp củi để nướng thức ăn, chủ yếu là ngô và có bếp củi để giữ lửa ngày Tết, bởi họ quan niệm, trong ngày Tết điều quan trong nhất là lửa phải cháy trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (tức đêm Giao thừa), nếu không giữ được thì báo hiệu một điềm xui xẻo.

Theo thegioidisan.vn

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.