Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh đón tiếp ước đạt 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; trong đó, khách nội địa ước đón 177.000 lượt khách, khách quốc tế ước đón 3.000 lượt khách.
Mứt dừa vốn là một đặc sản mang đậm hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ. Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên món mứt dừa đầy ắp ngọt ngào.
Những ngày Tết đến, khi người người đoàn tụ cùng gia đình vui xuân, thì những người “gác rừng” tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng vẫn leo núi, bám rừng, bảo vệ khu rừng tự nhiên lớn nhất còn lại của tỉnh, nơi được xem như “lá phổi xanh tự nhiên” của tỉnh Thái Nguyên.
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Mũi Né (Bình Thuận) tiếp tục lọt top 10 điểm đến trong và ngoài nước được khách Việt yêu thích nhất do nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com công bố dựa vào lượt tìm kiếm. Điều này cho thấy “sức hút” của điểm đến Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam. Cùng với đó, chuỗi hoạt động du lịch sôi động trong dịp Tết năm nay cùng với sự ra đời của Phố ẩm thực đêm Phan Thiết… là tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm mới; tạo sinh khí mới để ngành du lịch bứt phá.
Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Mặt trận Tổ quốc các cấp cùng các tổ chức, đoàn thể tỉnh Bến Tre tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chăm lo Tết cho hộ nghèo và các đối tượng khó khăn.
Ngày 24/1, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã tổ chức lễ bàn giao 402 căn nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân nghèo, cận nghèo tại thị xã.
Những ngày cuối tháng chạp, vùng trồng hoa kiểng tại huyện Chợ Lách (Bến Tre), nơi được ví như "Vương quốc" hoa kiểng của cả nước, không khí trở nên nhộn nhịp, sôi động; khắp các con đường, thửa ruộng đều tràn ngập sắc hoa. Người trồng hoa đang tất bật chuẩn bị cho công đoạn cuối cùng và chuyển hoa, cây cảnh đi khắp nơi phục vụ người dân khi Tết đến.
Trong không khí vui tươi, phấn khởi chuẩn bị chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 18/1, tại Đồn Biên phòng Vinh Hiền (huyện Phú Lộc), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Huế đã tổ chức chương trình “Xuân biên cương, hải đảo - Tết thắm tình quân dân”.
Đến với xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang những ngày cuối năm, không khí của làng nghề bánh tráng đang vô cùng nhộn nhịp, người dân tất bật vào vụ Tết. Đây là một trong những làng nghề đã tồn tại lâu đời, nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tất bật chăm sóc rau xanh để đảm bảo cung ứng cho thị trường Tết.
Ngày 3/1, tại xã A Lù, huyện Bát Xát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp UBND huyện Bát Xát, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" cho đồng bào các dân tộc hai xã biên giới A Lù và Y Tý. Đây là hai trong những xã vừa chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do bão số 3 gây ra. Do đó, việc lựa chọn để tổ chức chương trình góp phần thiết thực mang Tết về sớm với bà con nhân dân.
Những năm qua, Bộ Công an đã hỗ trợ hàng nghìn hộ nghèo, gia đình còn khó khăn có được một mái nhà kiên cố, khang trang, góp phần giúp bà con yên tâm lao động sản xuất, thoát nghèo, vượt khó vươn lên, bám đất, bám bản, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp xuống giống hơn 100 ha hoa kiểng các loại phục vụ tết năm 2025, trồng nhiều nhất là cúc mâm xôi, cúc kim cương, cúc Đài Loan, hoa hồng, cúc đồng tiền, cúc Tiger, vạn thọ...; trong đó, vụ hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay thành phố Sa Đéc chuẩn bị hơn 90.000 giỏ hoa cúc mâm xôi cho thị trường.
Người dân cả nước đang vào hội đón xuân Giáp Thìn 2024, những ngày qua, người Xê-đăng trên núi Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cũng mở hội đón xuân bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả.
Dân tộc Ơ Đu là một trong 5 dân tộc ít người nhất trong cộng đồng 54 dân tộc trên cả nước, cư trú ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Trước đây, người Ơ Đu sinh sống tập trung ở hai bản Xốp Pột và Kim Hòa thuộc xã Kim Đa và một số ít hộ sống rải rác ở các bản của hai xã Kim Tiến và Xá Lượng. Tháng 11/2006, người Ơ Đu về sinh sống tập trung ở bản tái định cư Văng Môn, xã Nga My, cách bản cũ khoảng 30km. Trên vùng đất mới Văng Môn, cuộc sống của người Ơ Đu đã có nhiều đổi thay theo chiều hướng tích cực. Tết Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, cộng đồng dân tộc Ơ Đu tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị đón một cái Tết đầm ấm, đoàn viên, hạnh ngộ và đoàn kết bản làng.
Sáng 2/2/2024 (nhằm 23 Tháng Chạp) tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Cai quản Nam Thành Thánh thất (đạo Cao đài) phối hợp cùng Trung ương Hội Giáo dục và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (Văn phòng phía Nam), Hội Chữ Thập đỏ Quận 1 tổ chức trao tặng 300 phần quà cho người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024.
Hiện nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 238 sản phẩm OCOP. Dịp Tết Nguyên đán 2024, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, các cơ sở phải đẩy mạnh sản xuất mới có đủ sản phẩm cung ứng ra thị trường phục vụ khách hàng.
Những ngày này, không khí sôi nổi và tất bật gói bánh khẩn trương để kịp giao cho các xe hàng là hình ảnh của nhiều gia đình tại làng bánh chưng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Với phương châm "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", UBND tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch hỗ trợ quà tết cho hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Tưng bừng chào đón năm mới 2023, từ ngày 31/12/2022 đến ngày 2/1/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra nhiều hoạt động giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có điểm nhấn là "Chợ phiên vùng cao" ngày Tết mang đậm sắc màu của các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Quang Thuân cho biết, tỉnh dành hơn 76 tỷ đồng để thăm, tặng quà 148.632 cá nhân, tập thể tiêu biểu nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023, người dân làng hoa cúc Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, vùng trồng hoa lớn nhất ở Quảng Ngãi đang đồng loạt ra vườn chăm sóc giai đoạn “nước rút” vụ hoa Tết. Không khí ở nơi đây cũng đã trở nên rộn ràng hơn bởi tiếng nhạc Xuân, tiếng nói cười của những người chăm sóc hoa.
Nổi tiếng bởi độ ngọt thơm, màu sắc bắt mắt, mật mía Thạch Thành (Thanh Hóa) được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, thời gian đầu tháng chạp đến gần Tết Nguyên đán cũng là lúc các lái buôn từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đến mua mật phục vụ cho nhu cầu của người dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Ngày 19/1, tại bản Cà Xen, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn Quảng Bình cùng các đơn vị đồng hành đã phối hợp tổ chức chương trình “Tết thắm tình quân dân”.
Trong hai ngày (14-15/1), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã tổ chức các hoạt động "Tết hải đảo" tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình công tác dân vận "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" của Bộ Tư lệnh Vùng.
UBND thành phố Hà Nội vừa lên kế hoạch tổ chức 78 điểm chợ hoa xuân phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Thời gian hoạt động của các chợ hoa từ ngày 12/01/2022 (tức ngày 10 tháng 12 Âm lịch) đến 20 giờ ngày 31/01/2022 (tức ngày 29 tháng 12 Âm lịch).
Đợt mưa lũ lịch sử hồi tháng 10/2020, khiến người dân sinh sống ở các xã vùng biên giới dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bị cô lập hoàn toàn suốt nhiều ngày. Nhưng họ đã không “cô đơn” bởi luôn được bộ đội và chính quyền sát cánh, hỗ trợ kịp thời để vượt qua hoạn nạn.
Múa Lân ngày Tết là phong tục độc đáo được người dân Nam Bộ trao truyền, giữ gìn qua nhiều thế hệ, nhất là ở các địa phương có đông người Hoa sinh sống như Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu…