Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Mũi Né (Bình Thuận) tiếp tục lọt top 10 điểm đến trong và ngoài nước được khách Việt yêu thích nhất do nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com công bố dựa vào lượt tìm kiếm. Điều này cho thấy “sức hút” của điểm đến Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam. Cùng với đó, chuỗi hoạt động du lịch sôi động trong dịp Tết năm nay cùng với sự ra đời của Phố ẩm thực đêm Phan Thiết… là tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm mới; tạo sinh khí mới để ngành du lịch bứt phá.

vna-potal-doc-dao-duong-hoa-xuan-at-ty-2025-tai-binh-thuan-7825866.jpg
Những chú rắn năm Ất Tỵ được cách điệu thành những hình ảnh ngộ nghĩnh tạo thích thú cho người dân và du khách. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Kỳ vọng bứt phá

Năm 2024, Bình Thuận đã cán đích mục tiêu kỷ lục đón 9,6 triệu lượt du khách. Đây là “đòn bẩy” để du lịch Bình Thuận bước vào năm 2025 với những mục tiêu mới, cao hơn, quyết tâm mạnh mẽ hơn, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Năm 2025 là năm cuối thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 của tỉnh. Năm 2025 còn là cột mốc đánh dấu sự phát triển của du lịch Bình Thuận sau 30 năm, kể từ sự kiện nhật thực toàn phần (24/10/1995). Năm nay, du lịch địa phương phấn đấu đón 10,6 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế khoảng 400.000 lượt.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận Bùi Thế Nhân cho biết, đây là con số đáng kỳ vọng trên cơ sở nền tảng Bình Thuận đang hội tụ và sự ổn định của thị trường sau ảnh hưởng của COVID-19, thiên tai. Địa phương hiện có hơn 25.000 buồng, phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn và hàng trăm tiện ích du lịch gắn với điểm đến. Các địa phương đã bắt đầu chú trọng xây dựng điểm đến, sản phẩm du lịch. Một số tiện ích ở khu vực phía Nam đã bắt đầu sôi động; giao thông được thuận tiện, mở ra thêm cơ hội kết nối thu hút khách từ nhiều thị trường mới.

vna-potal-binh-thuan-trang-hoang-duong-pho-mung-dang-mung-xuan-7816605.jpg
Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Thuận trang hoàng cờ hoa, mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh – TTXVN

Bình Thuận đang tiến gần hơn mục tiêu thực sự đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là 1 trong 3 trụ cột kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh tầm quốc gia, quốc tế. Năm 2025, ngành du lịch Bình Thuận tiếp tục thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” tạo nền tảng cho tăng trưởng và tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; xây dựng và thực hiện tốt Chương trình phát triển du lịch xanh cũng như bộ tiêu chí đánh giá và giám sát hiệu quả các hoạt động du lịch xanh phù hợp với điều kiện của tỉnh. Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội tại các điểm, khu du lịch trọng điểm của tỉnh theo hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện”, giữ vững thương hiệu du lịch Bình Thuận “An toàn - thân thiện - hấp dẫn - chất lượng”...

Ông Bùi Thế Nhân thông tin, Bình Thuận nỗ lực ở các nhóm giải pháp cốt lõi. Đó là gia tăng chất lượng quảng bá, xúc tiến tiềm năng, sản phẩm du lịch Bình Thuận, nhất là trên các nền tảng xã hội để thu hút và phục hồi thị trường khách quốc tế.

Tỉnh sẽ làm mới sản phẩm du lịch theo hướng nâng cao chất lượng; đồng thời phát triển mới mảng du lịch nông thôn, hồ thác ở các khu vực nông thôn như: Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh… để cân đối dòng khách từ biển về rừng, tạo nên sản phẩm “lên rừng xuống biển”; liên kết với các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai để tạo các tour, tuyến, sản phẩm chuyên biệt… Ngành du lịch đẩy mạnh việc kêu gọi các dự án đầu tư lớn, tầm chiến lược để tạo thêm các sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ, tiện tích, tăng trải nghiệm cho du khách…

Với những tín hiệu tốt, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và ngành du lịch Bình Thuận, hứa hẹn bức tranh của ngành công nghiệp “không khói” sẽ rực rỡ, giành nhiều thắng lợi mới trong năm 2025.

Một năm sôi động của du lịch

Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, nhờ phát huy lợi thế về điểm đến và tận dụng hiệu quả các yếu tố thuận lợi, giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch được tăng cường gắn với triển khai công nghệ số, hệ thống du lịch thông minh, chương trình giảm giá kích cầu phù hợp, Bình Thuận đã thu hút đông đảo du khách. Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển ổn định, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế tại địa phương.

potal-doc-dao-duong-hoa-xuan-at-ty-2025-tai-binh-thuan-7825867.jpg
Đường hoa Phan Thiết được bố trí những tiểu cảnh lạ, những cung đường mùa xuân trên cao tạo nhiều thích thú cho người dân và du khách. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Năm 2024, Bình Thuận đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, thực hiện tốt các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh trong và ngoài nước như: Đề xuất nội dung hợp tác và tài liệu ấn phẩm quảng bá về du lịch Bình Thuận phục vụ đoàn công tác của tỉnh thăm và làm việc với chính quyền thành phố Sokcho, đảo Jeju (Hàn Quốc) và chính quyền đảo Okinawa (Nhật Bản); liên kết xây dựng tour, tuyến, sản phẩm du lịch với Lâm Đồng, Đồng Nai...

Mặt khác, tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp danh sách, thông tin các điểm đến của Bình Thuận bằng ứng dụng Map 3D/360 của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin về điểm đến ở tỉnh đã được cung cấp đầy đủ, tiện lợi bằng việc lắp đặt mới bảng mã QR. Qua đó, góp phần tuyên truyền, quảng bá du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao mang đến cho người dân, du khách nhiều hơn về thông tin, trải nghiệm tại các điểm đến và cơ sở lưu trú.

Kết cấu hạ tầng về giao thông được cải thiện, chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao. Nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn đã đi vào hoạt động gắn với khai thác lợi thế tài nguyên du lịch của địa phương, góp phần vào phục hồi và phát triển mạnh mẽ du lịch Bình Thuận. Các điểm đến như NovaWorld Phan Thiết, đảo Phú Quý, các khu du lịch cộng đồng tại huyện Tánh Linh, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ, Cù Lao Câu… đang dần khẳng định vị thế, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

vna-potal-binh-thuan-trang-hoang-duong-pho-mung-dang-mung-xuan-7816622.jpg
Áp phích chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại khu vực bãi biển Đồi Dương, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận). Ảnh: Nguyễn Thanh – TTXVN

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin, lượng khách đến Bình Thuận năm 2024 có sự tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đón 9,68 triệu lượt khách (tăng gần 16% so với năm 2023). Doanh thu hoạt động du lịch 25.530 tỷ đồng (tăng hơn 14% so với năm 2023). Đặc biệt, Bình Thuận đã ghi dấu ấn về sự phục hồi mạnh mẽ của khách quốc tế với 393.000 lượt khách (tăng 43% so với năm 2023). Các thị trường khách quốc tế lớn của Bình Thuận vẫn duy trì ổn định như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan…

Bình Thuận đã trở thành điểm “hút khách” trên bản đồ du lịch miền Trung và cả nước. Minh chứng rõ nhất là năm 2024, Mũi Né lọt vào tốp 5 điểm đến độc đáo, gây bất ngờ, mang đến những trải nghiệm đẳng cấp thế giới ngay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; tốp 10 điểm đến trong nước được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp lễ Quốc khánh 2/9. Mới đây, đảo Phú Quý đã được vinh danh ở hạng mục giải thưởng địa điểm - khu du lịch của cộng đồng ở gala trao giải Riviu Iconic Award 2024.

Tuy nhiên lượng khách quốc tế đến với Bình Thuận vẫn còn khiêm tốn. Một số vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới của du lịch Bình Thuận là các sản phẩm du lịch mới tập trung khai thác lợi thế tài nguyên sẵn có; các sản phẩm văn hóa, giải trí, mua sắm còn thiếu và kém sức hấp dẫn, chưa tạo được nhiều sản phẩm khác biệt, chất lượng cao, tương xứng với giá trị tài nguyên của tỉnh. Nhiều khu, điểm du lịch còn thiếu hệ thống dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch./.

Hồng Hiếu

Có thể bạn quan tâm

"Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

"Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Tối 25/1, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội du lịch và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai mạc "Không gian chợ Tết xưa" nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa và quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.

Đồng Tháp: Khai mạc Đường hoa xuân Tết Ất Tỵ 2025

Đồng Tháp: Khai mạc Đường hoa xuân Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1, UBND thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp khai mạc Đường hoa xuân thành phố Cao Lãnh Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sen Hồng bứt phá - Vươn tới tương lai”. Đường hoa xuân được bố trí theo con đường Lý Thường Kiệt, Phường 1, với chiều dài hơn 500 m.

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh thông tin, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2025 tại Malaysia mới đây, Việt Nam có 17 đơn vị được trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 ở 4 hạng mục. Trong đó, điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) được nhận giải thưởng ở hạng mục Du lịch cộng đồng ASEAN - CBT ASEAN.

Tây Ninh rộn ràng khai mạc chợ hoa xuân với trên nửa triệu cây cảnh

Tây Ninh rộn ràng khai mạc chợ hoa xuân với trên nửa triệu cây cảnh

Tối 22/1, tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sắc Xuân trên thành phố Tây Ninh” đã được khai mạc với hơn 300 gian hàng. Trên 500.000 cây cảnh các loại như: Hoa đào, hoa mai, hoa giấy, cúc, vạn thọ, quất, trang và bon sai… được các nhà vườn trong tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa về phục vụ nhu cầu mua sắm và trưng bày của người nhân dân trong dịp Tết.

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Những ngày giữa tháng Chạp âm lịch (giữa tháng 1/2025), hoa Mai Anh Đào tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu nở rộ. Mùa hoa năm nay được đánh giá là khá đẹp so với những năm gần đây, hoa nở đều, bông lớn, giúp thị trấn Măng Đen “khoác” lên mình một màu áo mới. Tiết trời se lạnh, chỉ khoảng 14 độ C, cùng với sương mù vào sáng sớm, có nắng nhẹ vào buổi trưa giúp du khách tự do, thoải mái ngắm nhìn những cành hoa rực rỡ.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.