Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời, đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Raglai Ninh Thuận.
|
|
Mâm lễ bỏ mã bao gồm: côm rượu, gà luộc, đầu heo luộc chín có gan, thố đựng rượu, nữa nãi chuối, một chai rượu trắng... |
|
Vật phẩm cần thiết trong Lễ bỏ mả của đồng bào dân tộc Raglai |
Đây là nghi thức chứa nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo như: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, trình diễn.. Với mục đích thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người sống đối với người đã khuất. Đồng thời còn là dịp thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa báo hiếu công lao ông bà, cha mẹ, biểu hiện tình làng nghĩa xóm gắn kết bền chặt, thể hiện văn hóa ứng xử giữa con người với con người.
|
Các thầy cúng và chủ gia thực hiện một nghi thức Lễ bỏ mả |
|
|
Các thầy cúng cùng chủ gia và Mã la đánh trung wơ đi vòng quanh Kago và lễ vật |
|
|
Người dân trong làng đưa Kago về nhà mồ |
|
Thầy cúng và gia chủ thực hiện nghi thức đưa Kago về nhà mồ và rước linh hồn người quá cố về cúng Padhi (đám lớn) |
|
Lễ bỏ mả của đồng bào dân tộc Raglai được diễn ra trong ba ngày |
|
Lễ cúng Padhi tống tiễn vong linh người quá cố về với tổ tiên, từng người đem gạo, rượu trắng cho vào Bai mak pariak (giỏ mã) cùng những lời khấn cầu chúc cho linh hồn atuw lên đường bình an |
|
Các thầy cúng thực hiện nghi thức tống tiễn vong linh ngưới quá cố về với tổ tiên |
|
Thanh niên trong làng khiêng giỏ mả đầy ắp thức ăn về với nhà mồ |
|
Bai mak pariak (giỏ mả) được treo cẩn thận bên trong nhà mả |
|
Kết thúc buổi lễ, người thân trong gia đình ngồi lại mời rượu cảm ơn các thầy cúng |
Năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Nghi thức Lễ bỏ mả của đồng bào dân tộc Raglai là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
An Hiếu - Báo ảnh DT&MN/TTXVN