Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.
Được trồng nhiều ở xã Phước Bình, huyện miền núi Bác Ái, chuối hột mồ côi Phước Bình là dược liệu quý, được tỉnh Ninh Thuận đưa vào chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đạt chuẩn 3 sao, có tiềm năng lớn để phát triển thành sản phẩm đạt chuẩn 5 sao.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1659/QĐ-TTg về Phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021 - 2025.
Nhằm góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng dân tộc Chăm, Raglai trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình vừa ký Quyết định số 383/QĐ-UBND phê chuẩn “Bộ chữ viết tiếng dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận”; đồng thời triển khai kế hoạch ứng dụng bộ chữ viết tiếng dân tộc Raglai trong các hoạt động văn hóa, giáo dục, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Raglai trên địa bàn tỉnh.
“Con đường dài nhất không phải từ nhà đến trường mà chính là con đường giúp các em ở địa phương còn rất nhiều khó khăn này nhận thấy sự cần thiết của việc kiên trì theo học cái chữ để có một tương lai tươi sáng hơn”. Đó là lời chia sẻ của cô giáo Chamaléa Thị Khuyên (32 tuổi) đang công tác tại trường Tiểu học Phước Thành A, xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Trong khuôn khổ Lễ hội nho và vang Ninh Thuận 2019, ngày 27/4 tại xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận diễn ra Chương trình tái hiện Lễ bỏ mả của đồng bào dân tộc Raglai. Đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, đồng bào Raglai có cơ hội giao lưu văn hóa, nghệ thuật, qua đó tuyên truyền quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa, giới thiệu sản phẩm đặc thù, không gian văn hóa độc đáo, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Ninh Thuận.
Người Raglai thường tổ chức đám cưới vào tháng giêng, 10 và 11 âm lịch. Đây là nghi lễ quan trọng, phản ánh vai trò của người phụ nữ trong chế độ mẫu hệ và thể hiện một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Raglai.
Tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) ngày 20/5/2018, đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận đã tái hiện lại Lễ cưới truyền thống của dân tộc mình.
Hơn 7 năm làm “cô đỡ thôn bản”, chị Ka Tơr Thị Nính (25 tuổi), ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, luôn được đồng bào dân tộc Raglai quý mến vì sự nhiệt tình, trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ và trẻ em vùng cao.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác chăm lo đời sống vùng đồng bào dân tộc, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều giải pháp về phát triển kinh tế, xã hội giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Ngày 25/6, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức “Chương trình Giấc mơ Cha Pi” ngay tại không gian Làng cùng với sự tham gia của đồng bào dân tộc Raglai và các nghệ sỹ của Nhạc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Hai tộc người Raglai và Chăm không những tương quan về ngôn ngữ mà còn có những mối quan hệ thâm giao khác như tín ngưỡng dân gian, sự phân công trong quá khứ.
Người Ra Glai đã sinh sống lâu đời ở vùng miền Nam Trung bộ. Người Ra Glai ở trong vùng núi và thung lũng có độ cao từ 500-1000m, tập trung ở các huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), Bắc Bình (Bình Thuận) và một số nơi thuộc Phú Yên, Khánh Hoà, Lâm Ðồng. Trước đây, họ ở nhà sàn. Hiện nay, nhà đất đã khá phổ biến.
Những năm qua, tình trạng tảo hôn diễn ra khá phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng dân số, mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo khó, kém phát triển, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.