Năm 2011, sau khi hoàn thành khóa đào tạo nhân viên y tế thôn bản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, chị Nính về nhận nhiệm vụ làm “cô đỡ” tại xã Phước Bình. Nhớ lại những ngày đầu đi làm, chị gặp nhiều khó khăn do địa bàn chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống, điều kiện kinh tế-xã hội rất khó khăn, đời sống bà con còn tồn tại tập tục sinh con tại nhà, không đến trạm y tế khám thai… nên công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản gặp không ít khó khăn. Công việc vất vả, số tiền phụ cấp ít ỏi nhưng tinh thần trách nhiệm cùng lòng yêu nghề đã giúp chị Nính luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của nhân viên y tế thôn bản, bằng những kiến thức được đào tạo, đến nay chị Nính đã tư vấn, khám thai cho hơn 280 lượt phụ nữ; đỡ đẻ tại nhà 19 ca, tại trạm y tế 45 ca; vận động 75 ca đẻ tại cơ sở y tế, 5 ca triệt sản; tư vấn hàng trăm ca kế hoạch hóa gia đình. Đối với trường hợp sản phụ không thể đến trạm y tế, chị Nính đỡ đẻ tại nhà theo cách an toàn. Nhiều ca chị em “chuyển dạ” gặp nguy hiểm nhưng nhờ được chị chăm sóc và tư vấn chuyển lên tuyến trên, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, chị Nính thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã tuyên truyền, vận động bà con tham gia các chương trình y tế như: Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, vệ sinh môi trường. Từ đó, nhiều phụ nữ Raglai hiểu được các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình, đi khám thai và sinh con tại các cơ sở y tế ngày một nhiều hơn.
Khi nhắc đến chị Nính, chị Ka Tơr Thị Dài (29 tuổi) ở thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình, cho biết: Chị Nính không quản ngại khó khăn đến từng nhà tư vấn, hướng dẫn chị em trong xã cách phòng tránh thai và mang thai an toàn, chế độ ăn uống hợp lý, khi mang thai không lên rẫy làm các công việc nặng nhọc, khi sinh đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe nên chị em rất tin tưởng và yên tâm.
Bác sỹ Ngọc Văn Lâm, Trưởng trạm Y tế xã Phước Bình cho biết, chị Nính là một nhân viên y tế thôn bản năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực tuyên truyền các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm vắc – xin, vận động phụ nữ mang thai và các bà mẹ đến Trạm Y tế xã sinh hoạt nhóm với các chủ đề chăm sóc, nhận biết tình trạng sức khỏe trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh để có hướng xử lý kịp thời, từ đó làm chuyển biến nhận thức về tập quán sinh con của đồng bào, loại bỏ dần các hủ tục trong khi sinh.
Nhiều trường hợp đến ngày sinh không kịp đến cơ sở y tế, chị Nính đã cùng với nhân viên y tế của trạm đã có mặt kịp thời, hỗ trợ, đỡ đẻ cho chị em ngay tại rẫy, tại nhà, góp phần hạn chế tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Nhờ công tác tuyên truyền có hiệu quả của “cô đỡ thôn bản”, đến nay tỷ lệ phụ nữ sinh ở Trạm Y tế xã Phước Bình đạt trên 86%, so với hai năm trước đây tỷ lệ này chỉ trên 40%; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng các loại vắc – xin đạt trên 98%; công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.
Với những nỗ lực phấn đấu, tận tâm với nghề, tháng 2/2018, chị Nính được Bộ Y tế tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở địa phương.
Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của nhân viên y tế thôn bản, bằng những kiến thức được đào tạo, đến nay chị Nính đã tư vấn, khám thai cho hơn 280 lượt phụ nữ; đỡ đẻ tại nhà 19 ca, tại trạm y tế 45 ca; vận động 75 ca đẻ tại cơ sở y tế, 5 ca triệt sản; tư vấn hàng trăm ca kế hoạch hóa gia đình. Đối với trường hợp sản phụ không thể đến trạm y tế, chị Nính đỡ đẻ tại nhà theo cách an toàn. Nhiều ca chị em “chuyển dạ” gặp nguy hiểm nhưng nhờ được chị chăm sóc và tư vấn chuyển lên tuyến trên, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, chị Nính thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã tuyên truyền, vận động bà con tham gia các chương trình y tế như: Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, vệ sinh môi trường. Từ đó, nhiều phụ nữ Raglai hiểu được các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình, đi khám thai và sinh con tại các cơ sở y tế ngày một nhiều hơn.
Khi nhắc đến chị Nính, chị Ka Tơr Thị Dài (29 tuổi) ở thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình, cho biết: Chị Nính không quản ngại khó khăn đến từng nhà tư vấn, hướng dẫn chị em trong xã cách phòng tránh thai và mang thai an toàn, chế độ ăn uống hợp lý, khi mang thai không lên rẫy làm các công việc nặng nhọc, khi sinh đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe nên chị em rất tin tưởng và yên tâm.
Bác sỹ Ngọc Văn Lâm, Trưởng trạm Y tế xã Phước Bình cho biết, chị Nính là một nhân viên y tế thôn bản năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực tuyên truyền các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm vắc – xin, vận động phụ nữ mang thai và các bà mẹ đến Trạm Y tế xã sinh hoạt nhóm với các chủ đề chăm sóc, nhận biết tình trạng sức khỏe trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh để có hướng xử lý kịp thời, từ đó làm chuyển biến nhận thức về tập quán sinh con của đồng bào, loại bỏ dần các hủ tục trong khi sinh.
Nhiều trường hợp đến ngày sinh không kịp đến cơ sở y tế, chị Nính đã cùng với nhân viên y tế của trạm đã có mặt kịp thời, hỗ trợ, đỡ đẻ cho chị em ngay tại rẫy, tại nhà, góp phần hạn chế tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Nhờ công tác tuyên truyền có hiệu quả của “cô đỡ thôn bản”, đến nay tỷ lệ phụ nữ sinh ở Trạm Y tế xã Phước Bình đạt trên 86%, so với hai năm trước đây tỷ lệ này chỉ trên 40%; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng các loại vắc – xin đạt trên 98%; công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.
Với những nỗ lực phấn đấu, tận tâm với nghề, tháng 2/2018, chị Nính được Bộ Y tế tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở địa phương.
Nguyễn Thành