Ngày 16/12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1576/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Nhiều cơ sở y tế tại Mỹ đã bắt đầu triển khai thử nghiệm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) trong công việc hành chính, bước đầu mang lại hiệu quả giảm áp lực công việc đối với đội ngũ bác sĩ, đồng thời quản lý hồ sơ bệnh nhân tốt hơn.
Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 27 - 28/9, khu vực từ Thanh Hóa đến Nghệ An có mưa rất to; từ 60 - 120mm, có nơi trên 200mm. Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ có mưa từ 40 - 70mm, có nơi trên 100mm; khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa từ 20 - 50mm, có nơi trên 90mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt hai dự án đầu tư xây mới, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Đây là hai trong 59 dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2022.
Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Bệnh viện trực thuộc Bộ về việc chủ động mua sắm các thuốc thuộc danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá tại Thông tư 15/2020/TT-BYT.
Trước nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào nước ra là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước châu Âu ghi nhận số ca mắc tăng nhanh, chiều 24/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì họp trực tuyến để bàn các biện pháp ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ.
Trong những tháng đầu năm 2022, địa bàn tỉnh Lạng Sơn luôn duy trì nền nhiệt độ thấp. Rét đậm, rét hại, sương muối diễn ra thường xuyên và liên tục đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Các cơ sở khám, chữa bệnh của tỉnh đang chủ động các biện pháp đảm bảo điều kiện phòng, chống rét cho người bệnh.
Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h30 ngày 18/8 đến 19h ngày 19/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.654 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.639 ca trong nước.
Ngày 13/8, Bộ Y tế ban hành công văn số 6589/BYT-KCB gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành; các bệnh viện trường đại học về việc triển khai thực hiện Công điện 1068 của TTg và bảo đảm duy trì công tác khám, chữa bệnh thường quy.
Ngày 25/7, Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện nay, toàn thành phố có 180 cơ sở y tế ngoài công lập đã được tập huấn lấy mẫu, thực hiện test nhanh kháng nguyên virus và 4 bệnh viện đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm RT-PCR.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 18 giờ ngày 28/6 đến 6 giờ ngày 29/6, Việt Nam có thêm 95 ca mắc mới (từ bệnh nhân số 16042 đến 16136), tại Thành phố Hồ Chí Minh (58 ca), Phú Yên (18 ca), Long An (8 ca), Bắc Giang (4 ca), Hà Tĩnh (3 ca), Nghệ An (2 ca), Trà Vinh (1 ca), Vĩnh Long (1 ca); có 89 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 18 giờ ngày 27/6 đến 6 giờ ngày 28/6, Việt Nam có thêm 97 ca mắc mới (từ bệnh nhân số 15644 đến 15740), tại Thành phố Hồ Chí Minh (62 ca), Phú Yên (10 ca), Nghệ An (9 ca), Long An (6 ca), Bắc Ninh (4 ca), Lạng Sơn, Quảng Ninh và Bắc Giang mỗi nơi ghi nhận 2 ca; có 94 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 18 giờ ngày 25/6 đến 6 giờ ngày 26/6, Việt Nam có thêm 15 ca mắc COVID-19, trong đó 2 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hòa. 13 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (1 ca), Tây Ninh (5 ca), Long An (2 ca), Thái Bình (1ca); trong số này có 5 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu vực đã được phong tỏa.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 12h đến 19h ngày 25/6, Việt Nam có thêm 102 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, 8 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh: tại Thành phố Hồ Chí Minh 4 ca, Quảng Nam 3 ca, Tây Ninh 1 ca; 94 ca ghi nhận trong nước: tại Thành phố Hồ Chí Minh 54 ca, Bình Dương 8 ca, Tiền Giang 8 ca, Nghệ An 6 ca, Đà Nẵng 5 ca, Bắc Ninh 4 ca, Bắc Giang 3 ca, Hải Phòng và Đồng Tháp đều có 2 ca, Lạng Sơn và Thái Bình đều 1 ca, trong đó 85 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 18 giờ ngày 22/5 đến 6 giờ ngày 23/5, nước ta ghi nhận thêm 33 ca mắc COVID-19 mới (từ bệnh nhân 5087 đến 5199), trong đó có 2 ca nhập cảnh tại Đồng Nai và Bắc Ninh. Ở trong nước ghi nhận 31 ca mắc mới, riêng Bắc Ninh 29 ca, Ninh Bình 2 ca.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 12 giờ đến 18 giờ ngày 22/5, Việt Nam ghi nhận 73 ca mắc COVID-19 mới ở trong nước - tại Bắc Giang (39), Bắc Ninh (25), Lạng Sơn (2), Điện Biên (2), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (1), Hải Dương (1), Thái Nguyên (1).
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 22/5, Việt Nam có thêm 52 ca mắc COVID-19, trong đó có hai ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội; 50 ca mắc ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (34 ca), Hà Nội (10 ca), Hưng Yên (4 ca), Hải Dương (2 ca).
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 18 giờ ngày 21/5 đến 6 giờ ngày 22/5, nước ta ghi nhận thêm 20 ca mắc COVID-19 trong nước (từ bệnh nhân 4942 đến 4961). Trong đó, riêng Bắc Giang 11 ca, Bắc Ninh 3 ca, Điện Biên 1 ca, Hải Dương 4 ca và Thái Bình 1 ca.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 18 giờ ngày 19/5 đến 6 giờ ngày 20/5, nước ta ghi nhận thêm 30 ca mắc COVID-19 trong nước (từ bệnh nhân 4691 đến 4720) ở các khu cách ly (10 ca), phong tỏa (20 ca). Trong đó, riêng Bắc Giang 13 ca, Bắc Ninh 8 ca, Lạng Sơn 1 ca, Ninh Bình 2 ca, Thanh Hóa 1 ca và Hải Dương 5 ca.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, trong đợt mưa lũ xảy ra từ 18 đến 20/10 vừa qua, đã có 40 trạm y tế bị ngập trong nước lũ, tập trung chủ yếu tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh, Can Lộc và thị xã Kỳ Anh. Để đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho người dân, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh và các bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã tổ chức nhiều đoàn đến các cơ sở y tế để hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc công tác phòng chống dịch như hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt, tặng quà, tặng cơ số thuốc, vật tư y tế phòng chống bão lũ...
Liên quan đến việc các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc Clostridium Botulinum sau khi sử dụng thực phẩm pate Minh Chay của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Lối sống mới, chiều 1/9, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình xử lý đối với các sản phẩm của doanh nghiệp này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến 6 giờ ngày 16/7 Việt Nam vẫn chỉ ghi nhận 381 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Từ 6 giờ ngày 16/4 đến 6 giờ ngày 16/7, đã 91 ngày nước ta không có ca lây nhiễm trong cộng đồng; tổng cộng 241 ca mắc COVID-19 từ bên ngoài sau khi nhập cảnh được cách ly ngay.
Thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết: Ngày 20/4, cả nước có thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị ở ba cơ sở y tế được công bố khỏi bệnh, trong đó có hai bệnh nhân người nước ngoài và ba bệnh nhân quốc tịch Việt Nam.
Bắt đầu từ ngày 30/3, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tạm ngừng thăm bệnh tại bệnh viện, đồng thời Thành phố cũng tạm ngừng hoạt động cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của phòng khám đa khoa và bệnh viện (trừ cấp cứu) và tất cả các phòng khám chuyên khoa tư nhân để phòng, chống dịch COVID-19. Đây là chỉ đạo khẩn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh gửi các cơ sở y tế trên địa bàn chiều tối ngày 30/3.
Bệnh viện được xem là một trong những cơ sở có lượng rác thải “khổng lồ” khi tập trung số lượng lớn người bệnh, nhân viên y tế tham gia công tác khám chữa bệnh mỗi ngày. Trong đó, rác thải nhựa chiếm tỷ lệ khá lớn bởi tính tiện dụng và thói quen của người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, các cơ sở y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã bắt đầu “rục rịch” với nhiều chiến dịch giảm dần rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi ni-lông.
Thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai, trong 6 tháng đầu năm 2019, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên và Bệnh viện Mắt quốc tế Sài Gòn - Gia Lai (có địa chỉ tại thành phố Pleiku) đã sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế vượt lần lượt 130% và 33% so với dự toán được giao. Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cao bất thường tại hai bệnh viện này có dấu hiệu thiếu minh bạch trong việc thu dung bệnh nhân và điều trị bệnh.
Hơn 7 năm làm “cô đỡ thôn bản”, chị Ka Tơr Thị Nính (25 tuổi), ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, luôn được đồng bào dân tộc Raglai quý mến vì sự nhiệt tình, trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ và trẻ em vùng cao.
Ngày 19/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai - một trong những cơ sở y tế lớn nhất của cả nước, được thành lập từ năm 1911, đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 105 năm xây dựng và trưởng thành; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự trao phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước cho tập thể bác sĩ, nhân viên của bệnh viện.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong năm 2015, Bộ Y tế chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Đến nay đã hoàn thành được 610/766 bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh và huyện được đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ.