Nuôi cá lồng giúp người dân xứ Thanh thoát nghèo

Tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện, nhiều hộ dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ. Là một trong những hộ tiên phong nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Trung Sơn, gia đình ông Nguyễn Biên Cương ở bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa có 7 lồng nuôi cá, chủ yếu là trắm, chép, lăng đen, lăng hoa…, thu nhập 150 - 160 triệu đồng/năm.

Nuoi ca long giup nguoi dan xu Thanh thoat ngheo hinh anh 1Tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện, nhiều hộ dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa phát triển nghề nuôi cá lồng. Ảnh: Nguyễn Nam

Cũng như gia đình ông Cương, hàng chục hội viên Hội Nông dân xã Điền Lư, huyện Bá Thước đã đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Bá Thước 2. Để góp phần tăng sản lượng, địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ người nuôi kỹ thuật chọn cá giống, mật độ thả cá, quy trình chăm sóc, thường xuyên làm vệ sinh lồng nuôi nhằm bảo đảm nước lưu thông, đủ oxy và biết cách phòng trừ dịch bệnh cho cá…

Nuoi ca long giup nguoi dan xu Thanh thoat ngheo hinh anh 2Người dân nuôi cá lồng chủ yếu là các loại cá trắm, chép, lăng đen, lăng hoa.... Ảnh: Nguyễn Nam
Nuoi ca long giup nguoi dan xu Thanh thoat ngheo hinh anh 3Người dân nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Trung Sơn, huyện Quan Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam

Bà Hà Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh có 610 hồ chứa nước lớn nhỏ và 11 dự án thủy điện đang hoạt động. Các công trình này tạo ra diện tích mặt hồ lớn, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cải thiện kinh tế, nâng cao thu nhập.

Khiếu Tư

Tin liên quan

Kiên Giang phát triển nuôi cá lồng bè trên biển

Năm 2023, tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu nuôi cá lồng bè trên biển với 4.000 lồng, sản lượng 4.100 tấn. Đến nay, tỉnh đã phát triển hơn 1.930 lồng, đạt 48,2% kế hoạch, tập trung tại các khu vực ven biển, ven đảo thuộc 2 huyện Kiên Lương, Kiên Hải và 2 thành phố Hà Tiên, Phú Quốc. Sản lượng cá thu hoạch hơn 230 tấn, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng...


Thu nhập cao từ nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sơn La

Khi công trình Nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thành, đã tạo ra vùng lòng hồ rộng lớn với hơn 25.000 ha. Khai thác lợi thế này, người dân tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã phát triển chăn nuôi các loại cá lồng thương phẩm. Nhờ được nuôi thả trong môi trường tự nhiên, theo quy trình VietGAP, nên thịt cá săn chắc, thơm ngon, bán được giá hơn so với nuôi ở vùng khác, giúp nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Huyện miền núi xứ Thanh phát triển nghề nuôi cá lồng mặt nước lòng hồ thủy điện

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện, những năm gần đây, các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa đã vận động nhân dân phát triển nghề nuôi cá lồng để có thêm thu nhập. Hiệu quả từ việc nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện đã mở ra hướng đi mới góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân ở các huyện miền núi xứ Thanh.


Tuyên Quang phát triển nuôi cá lồng trên sông, hồ

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, toàn tỉnh hiện có hơn 12.450 ha mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang chú trọng đẩy mạnh nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ, qua đó, đã giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.


Phát triển nuôi cá lồng bè trên biển thích ứng với biến đổi khí hậu

Sáng 5/8, tại thành phố Nha Trang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh hòa tổ chức diễn đàn khuyến nông chủ đề “Phát triển nuôi cá lồng bè trên biển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu”, với sự tham dự đại diện các cơ quan quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp và địa phương 5 tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa.



Đề xuất