Người dân tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Hồ Hòa Bình có cảnh quan sơn thủy hữu tình, lưu giữ vẻ hoang sơ tự nhiên và được ví như Hạ Long trên núi nằm trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu. Với dung tích hơn 9 tỷ m3, nguồn lợi thuỷ sản phong phú thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, hiện nay trên vùng hồ có gần 5 nghìn lồng nuôi cá của các hộ gia đình và doanh nghiệp, sản lượng trung bình hàng năm đạt gần 10 nghìn tấn.
Nhiều hộ dân sống ở cạnh các hồ thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng đã tận dụng mặt nước lòng hồ để nuôi cá lồng bè. Từ những loài thủy sản quý ở địa phương như cá lăng nha, chạch lấu, cá lìm kìm… đã giúp cho các hộ dân có thu nhập cao, ổn định sinh kế.
Tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện, nhiều hộ dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ. Là một trong những hộ tiên phong nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Trung Sơn, gia đình ông Nguyễn Biên Cương ở bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa có 7 lồng nuôi cá, chủ yếu là trắm, chép, lăng đen, lăng hoa…, thu nhập 150 - 160 triệu đồng/năm.
Tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện, nhiều hộ dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ. Là một trong những hộ tiên phong nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Trung Sơn, gia đình ông Nguyễn Biên Cương ở bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa có 7 lồng nuôi cá, chủ yếu là trắm, chép, lăng đen, lăng hoa…, thu nhập 150 - 160 triệu đồng/năm.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, toàn tỉnh hiện có hơn 12.450 ha mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang chú trọng đẩy mạnh nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ, qua đó, đã giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Nghệ An có 8 hồ thủy điện đang được khai thác với diện tích mặt nước lên đến hàng triệu mét vuông. Tận dụng diện tích mặt nước, những năm qua, nhiều hộ dân ở các huyện miền núi đã mạnh dạn phát triển mô hình nuôi cá lồng, bước đầu mang lại hiệu quả, không những giải quyết việc làm, nhiều hộ còn thoát nghèo, kinh tế ổn định.
Với diện tích mặt nước lớn, phù hợp nuôi trồng thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá lồng, nhiều hộ dân ở huyện biên giới Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã mạnh dạn góp vốn, sức xây dựng mô hình nuôi cá lồng. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người nuôi.
Thời gian gần đây, mực nước sông Lô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có nhiều biến động. Nước sông thường cạn nhiều vào ban đêm do vận hành của đập thủy điện. Có khu vực, nước sông cạn độ sâu chỉ còn khoảng 10 cm làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi cá lồng của các hộ dân. Để có phương án phòng tránh do nước sông Lô cạn bất thường, tỉnh Tuyên Quang đang triển khai nhiều giải pháp giúp các hộ nuôi cá lồng giảm bớt thiệt có thể xảy ra.
Nửa tháng nay, mực nước sông Đà, đoạn chảy qua địa bàn huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) xuống thấp kỷ lục đã làm cho hàng chục hộ dân nuôi cá lồng đặc sản thêm một lần điêu đứng vì các lồng cá mắc cạn, nằm trơ trọi trên những bãi cát. Câu chuyện nên hay không nên tiếp tục nghề nuôi cá lồng trên sông Đà đã và đang khiến người dân trăn trở, thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ nghề hoặc nuôi cầm cự vì tiếc công, vốn đầu tư ban đầu.
Tận dụng lợi thế có dòng sông Hồng và sông Ninh Cơ chảy qua, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã phát triển nghề nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại do mưa bão từ các năm trước, người nuôi cá lồng đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng cá.
Theo ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, hiện tỉnh có 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư thâm canh nuôi cá với quy mô khá lớn, chiếm 55% lồng nuôi và 67% sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ngày 23/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề "thực trạng và giải pháp phát triển nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng trung du miền núi phía Bắc".
Với lợi thế hơn 7000 ha diện tích mặt nước của 2 lòng hồ thủy điện Khe Bố và thủy điện bản Vẽ, thời gian qua, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ một phần kinh phí, để bà con đầu tư nuôi cá lồng, phát triển kinh tế, có thêm thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.
Từ mô hình thí điểm nuôi cá lồng trên sông của Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh triển khai từ năm 2013, đến nay tỉnh Bắc Ninh đã phát triển được gần 800 lồng cá với hơn 30 hộ tham gia. Trong số này, có mô hình nuôi cá lồng quy mô nhất với 45 lồng cá được đầu tư khá bài bản c ủa gia đình ông Nguyễn Đắc Trách ở thôn Phú Vân, xã Đức Long, huyện Quế Võ.
Tận dụng tiềm năng lợi thế mặt nước, những năm gần đây, mô hình nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã được người dân tái định cư triển khai và bước đầu đạt hiệu quả thiết thực, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế thủy sản.