Ninh Thuận phát triển mạnh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua việc huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ an sinh xã hội. Qua đó, từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

potal-ninh-thuan-day-manh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-7805977.jpg
Mô hình trồng cây măng tây xanh trên đất pha cát ở vùng đồng bào Chăm xã An Hải (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Theo kế hoạch, năm 2025 tỉnh Ninh Thuận phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,5%, riêng huyện miền núi Bác Ái giảm 4% để góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh tăng cường lồng ghép các nguồn lực, dự kiến phân bổ trên 318 tỷ đồng từ ngân sách triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, nội dung chính sách của ba chương trình, gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên thông tin, từ các nguồn vốn này, tỉnh tập trung cho các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất là trục đường thôn, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa phục vụ sản xuất và dân sinh ở các vùng đồng bào dân tộc, các xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tỉnh đầu tư, hỗ trợ các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn; giải quyết các vấn đề về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; thực hiện chính sách giao khoán đất rừng đảm bảo cho người dân miền núi có thu nhập ổn định từ bảo vệ, phát triển rừng, bảo đảm sinh kế bền vững.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh chuyển giao công nghệ sản xuất, các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh tạo điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, các hộ tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp gắn với giải quyết việc làm. Tỉnh lựa chọn các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ phù hợp với từng địa bàn; nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

potal-ninh-thuan-day-manh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-7805975.jpg
Đồng bào Chăm ở thôn Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước) sơ chế măng tây xanh để đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Nhằm giúp các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, Ninh Thuận đang triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất như trồng cây măng tây, bưởi da xanh, mãng cầu, chuối, mít; nhân rộng mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa; phát triển đàn gia súc dê, cừu, nuôi heo đen đặc sản; trồng các loại cây ăn quả trên đất dốc, triền núi tại các huyện miền núi Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc. Cùng với đó, tỉnh tập trung các giải pháp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho các hộ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất.

Cụ thể, mô hình liên kết sản xuất cây măng tây xanh do các hợp tác xã triển khai ở hai xã An Hải và Phước Hải (huyện Ninh Phước) đang mang đến một “làn gió mới” cho kinh tế địa phương. Thôn Tuấn Tú, xã An Hải có 547 hộ và 2.350 nhân khẩu, đồng bào Chăm chiếm gần 100% dân số. Nhờ trồng cây măng tây xanh kết hợp trồng nhiều loại rau màu, lúa, phát triển mô hình nuôi dê, cừu, bò vỗ béo, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Hiện nay toàn thôn chỉ còn 10 hộ cận nghèo và 6 hộ nghèo.

Ông Hùng Ky, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước) chia sẻ, với khí hậu khô nóng và đất cát pha đặc trưng, thôn Tuấn Tú trở thành vùng đất lý tưởng để trồng măng tây xanh. Năng suất bình quân đạt khoảng 10kg/sào/ngày, sản phẩm măng tây xanh được hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu thụ mua với giá bình quân 50.000 đồng/kg. Hiện nay, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú đã có 85 thành viên tham gia trồng măng tây xanh ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 45 ha.

potal-ninh-thuan-day-manh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-7805972.jpg
Một góc xã nông thôn mới Phước Hữu (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), nơi có đông đồng bào Chăm sinh sống. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

“Măng tây là cây trồng chủ lực giúp bà con nông dân làm giàu. Hiện, hợp tác xã đã triển khai cho các thành viên phát triển vùng trồng cây măng tây ứng dụng công nghệ cao, áp dụng hệ thống tưới cho phù hợp như tưới nhỏ giọt, tưới phun tầm thấp và các hệ thống tưới khác để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất”, ông Hùng Ky cho hay.

Ninh Thuận có 32 dân tộc thiểu số với 39.478 hộ/176.452 khẩu, chiếm 24,03% so với dân số toàn tỉnh, chủ yếu là đồng bào dân tộc Chăm và dân tộc Raglai. Giai đoạn 2019-2024, địa phương đã huy động trên 4.877 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với hơn 1.000 hạng mục công trình, dự án. Năm 2024, toàn tỉnh còn 3.362 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Raglai, Chu ru, Cờ ho ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, chiếm 63,22% so với tổng hộ nghèo. Thu nhập bình quân của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đạt 32,4 triệu đồng/người/năm, tăng 3,19 triệu đồng so với năm 2020. Tỉnh có 2 huyện và 14/28 xã vùng núi đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

potal-ninh-thuan-day-manh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-7805965.jpg
Tuyến đường giao thông kết nối liên vùng được xây dựng mới qua địa bàn xã miền núi Ma Nới (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Nguyễn Thành

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Phú Yên trúng mùa khai thác tôm hùm giống

Ngư dân Phú Yên trúng mùa khai thác tôm hùm giống

Gần hai tháng nay, ngư dân tỉnh Phú Yên vào mùa khai thác tôm hùm giống ngoài tự nhiên. Dù giá bán giảm so với những năm trước nhưng sản lượng khai thác tăng cao khiến ngư dân phấn khởi. Lượng tôm khai thác được góp phần cung ứng một phần cho người nuôi tôm hùm thương phẩm.

Giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ cánh đồng lúa

Giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ cánh đồng lúa

Ngày 13/1, tọa đàm với chủ để “Phát thải khí mê-tan từ đồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra tại tỉnh Trà Vinh, thu hút gần 100 đại biểu là lãnh đạo ngành nông nghiệp, tài nguyên - môi trường, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện, trường trong và ngoài nước tham dự.

Vận hành cống âu thuyền Vàm Bà Lịch kiểm soát mặn

Vận hành cống âu thuyền Vàm Bà Lịch kiểm soát mặn

Chủ động ứng phó với hạn mặn mùa khô 2024 - 2025, đặc biệt là đợt triều cường giữa tháng 01/2025, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và cung cấp nước cho các trạm cấp nước sử dụng nước mặt trên địa bàn thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành và các vùng lân cận, từ ngày 13 - 15/1, tỉnh Kiên Giang vận hành đóng mở cống âu thuyền Vàm Bà Lịch (xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành) để cắt đỉnh triều, tránh mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây hại sản xuất.

Nuôi lươn không bùn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Kiên Giang

Nuôi lươn không bùn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Kiên Giang

Mô hình nuôi lươn không bùn được nông dân tỉnh Kiên Giang áp dụng từ năm 2015 đến nay và phát triển mạnh trong khoảng 6 năm trở lại đây với hơn 360 hộ dân ở các huyện, thành phố trong tỉnh thả nuổi với tổng số gần 1.700 bể nuôi. So với những năm trước, giá lươn thương phẩm trong năm 2024 khá ổn định (từ 115.000-125.000 đồng/kg) giúp nông dân lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm cạnh tuyến đê sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, nổi tiếng với nghề chăn nuôi gà chân to, gà tiến vua. Nơi đây đã có nhiều người trở thành tỷ phú nhờ nuôi giống gà quý hiếm "độc nhất vô nhị" này. Những ngày cuối năm, thương lái từ các nơi tìm đến Đông Tảo để lựa chọn những con gà đẹp nhất để làm quà biếu hoặc sử dụng làm thực phẩm trong ngày Tết nguyên đán cổ truyền.

Đắk Lắk hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thị trường lao động ở nước ngoài

Đắk Lắk hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thị trường lao động ở nước ngoài

Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian tới, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ lao động, đặc biệt là về cho vay vốn để mở rộng sản xuất hoặc tái hòa nhập sau khi lao động về nước.

Đồng Tháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Đồng Tháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Tại Đồng Tháp, ứng dụng các công nghệ Internet vạn vật (IoT) và công nghệ viễn thám được xem là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt giúp tăng cường khả năng quản lý, giám sát đồng ruộng theo thời gian thực, hỗ trợ nông dân tối ưu hóa quy trình canh tác.

Sóc Trăng ứng phó hạn, mặn khi mùa khô sắp vào cao điểm

Sóc Trăng ứng phó hạn, mặn khi mùa khô sắp vào cao điểm

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hằng năm chịu ảnh hưởng do hạn hán, mặn xâm nhập. Mùa khô năm 2025, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ động xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó hạn, mặn xâm nhập, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.

Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh từ tháng 12/2024 - 1/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc có khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá xuất hiện trên diện rộng gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề cũng là khoảng thời gian vựa đào phai nổi tiếng xứ Thanh ở xã miền núi Xuân Du (huyện Như Thanh) đồng loạt bung nở. Với đặc điểm nụ hoa mập, khi nở bung ra màu phớt hồng, nụ mập, hoa to, cánh đẹp, chồi lá biếc xanh nên hoa đào Xuân Du có nét đặc trưng không lẫn với hoa đào các vùng khác và là loài hoa được nhiều người chơi đào ưa chuộng. Người dân ở vựa đào Xuân Du đang tích cực chăm sóc để hoa đào "khoe sắc" vào dịp Tết này.

“Du học” làm hồng treo theo công nghệ Nhật

“Du học” làm hồng treo theo công nghệ Nhật

Dù đã nghỉ hưu nhưng ông Trần Phú Lộc, 71 tuổi, chủ cơ sở Hồng treo Phú Lộc, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng vẫn quyết tâm “du học” tự túc để tìm hiểu công nghệ làm hồng treo của người Nhật. Ông cũng là một trong những người đầu tiên thành công khi ứng dụng công nghệ này, góp phần nâng tầm cho quả hồng Đà Lạt.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu cây trồng.

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đặc biệt là cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tại tỉnh Bình Phước, các hợp tác xã đang hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang giúp cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến gần cũng là thời điểm các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tập trung chăm sóc các loại cây để nở hoa đúng dịp Tết, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Năm nay, thời tiết có phần bất lợi nên các hộ trồng hoa cũng lo lắng, tốn nhiều công sức để chăm sóc và chuẩn bị cung ứng cho thị trường.

Biến vườn tạp thành vườn cây ăn trái lãi hàng trăm triệu đồng ở Kiên Giang

Biến vườn tạp thành vườn cây ăn trái lãi hàng trăm triệu đồng ở Kiên Giang

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng, khai thác tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, đất trống xung quanh nhà, bờ bao, sân vườn để trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, nuôi cá, gà, vịt… Qua đó, hình thành hàng chục mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế địa phương.

Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam đánh giá, Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng năm 2025” được triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, góp phần ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, thích ứng biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi sinh, môi trường.

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha. Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

Phụ nữ dân tộc thiểu số Sóc Trăng tự lực vươn lên, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Phụ nữ dân tộc thiểu số Sóc Trăng tự lực vươn lên, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sóc Trăng, tỉnh có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế trong hội viên, từng bước giúp hội viên thoát nghèo, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Gia Lai hướng tới mục tiêu bứt phá, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn

Gia Lai hướng tới mục tiêu bứt phá, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2025 đánh dấu chặng đường quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Với quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy tiềm năng sẵn có, tỉnh Gia Lai đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Để kịp xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho cảnh ở tỉnh Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho hàng ngàn chậu nho cảnh với nhiều giống nho và kiểu dáng độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu chơi cây cảnh vào ngày Tết của người dân.

Kon Tum chủ động giải pháp ứng phó sớm với hạn hán

Kon Tum chủ động giải pháp ứng phó sớm với hạn hán

Trước tình hình thời tiết có những diễn biến phức tạp, mưa ít, với tổng lượng mưa năm 2024 thấp hơn xấp xỉ 10% so với các năm trước, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành Kế hoạch số 4744/KH-UBND để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Sau bão số 3 (Yagi), một số nơi trồng đào tại tỉnh Yên Bái bị tàn phá nặng nề, một số diện tích đào bị ngập sâu. Sau 3 tháng cố gắng khắc phục, nhưng nhiều gốc đào vẫn bị chết khô la liệt, khiến người dân xót xa trong bất lực.

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, ông Rơ Châm Djuk, trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển thôn làng ngày càng khởi sắc.

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đang từng bước đổi thay tư duy và phương thức sản xuất. Tại Hà Nam, ngoài những mô hình trồng các loại hoa truyền thống đã xuất hiện nhiều mô hình trồng hoa công nghệ cao, ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong ngành nông nghiệp.

Quảng Ngãi trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi trưng bày sản phẩm OCOP

Nhằm quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm, tối 28/12, UBND thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đã tổ chức Chương trình "Không gian trưng bày sản phẩm OCOP" tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.