Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu cây trồng.

potal-ninh-binh-chu-trong-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7795936.jpg
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lâu năm sang hàng năm tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Nhiều mô hình hiệu quả

Gia đình ông Hoàng Văn Hà, xã Khánh Thành là một trong những hộ tiêu biểu của huyện Yên Khánh trong quá trình chuyển đổi canh tác đất lúa kém hiệu quả sang trồng ổi, từng bước ổn định kinh tế gia đình. Trước đây, gia đình ông Hà chủ yếu cấy lúa theo phương thức truyền thống nhưng nhiều năm lúa thất thu, giá cả bấp bênh, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2016 khi địa phương triển khai đưa cây ổi lê Đài Loan (Trung Quốc) vào trồng, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi 6 sào đất trồng lúa sang trồng ổi, trồng theo hướng an toàn, chủ yếu sử dụng phân hữu cơ.

Qua thời gian cho thấy cây ổi lê Đài Loan (Trung Quốc) rất phù hợp với chất đất tại địa phương. Sản phẩm ổi trên diện tích chuyển đổi của chị cho chất lượng ngon, bán với giá cao, ổn định. Về giá trị sản xuất, mỗi sào trồng cây ổi lê Đài Loan (Trung Quốc) cho giá trị bình quân 17 triệu đồng/năm, cao gấp 5 - 7 lần cấy lúa trước đây. Không những vậy, khi trồng cây ổi lê Đài Loan (Trung Quốc), người dân có điều kiện áp dụng khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất theo hướng tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, cho giá trị vượt trội. Hiện tại, sản phẩm ổi tại mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP và được công nhận OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm).

Ông Hà chia sẻ, do nắm chắc quy trình trồng và chăm sóc cây ổi, cùng điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương phù hợp nên vườn ổi của gia đình ông phát triển nhanh. Những năm gần đây, cây ổi lê Đài Loan (Trung Quốc) trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Khánh Thành, nhiều hộ giàu lên, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

potal-ninh-binh-chu-trong-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7795933.jpg
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lâu năm sang hàng năm tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Hay như mô hình trồng cây hoa màu và dưa lưới trong nhà màng, nhà lưới của ông Tống Viết Vinh, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô. Trước đây gia đình ông chuyên canh cây lúa nhưng năng suất đạt hiệu quả không cao. Từ năm 2016, gia đình ông chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng cây hoa màu, cây ăn quả. Đến năm 2022, gia đình tiếp tục chuyển đổi sang mô hình công nghệ cao trồng cây dứa lưới trong nhà màng.

Ông Vinh cho biết, 1 năm sẽ trồng được 3 vụ, mỗi vụ đạt 6 - 7 tấn, giá bao tiêu khoảng 40.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với loại quả khác. Chính vì hiệu quả kinh tế cao, dưa đã trở thành cây chủ lực của gia đình nên gia đình ông đã đầu tư thêm 3.000 m2 nhà màng để tiếp tục mở rộng diện tích. Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ông Vinh không chỉ giải quyết được việc làm cho các nhân khẩu trong gia đình, mà còn tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhiều lao động địa phương.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mô Nguyễn Thị Len chia sẻ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả được huyện Yên Mô triển khai một cách tích cực, hiệu quả. Đặc biệt, một số địa phương đã linh hoạt lựa chọn và chuyển đổi sang các mô hình cây trồng mới phù hợp với từng vùng sinh thái, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân và tạo nền tảng vững chắc cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững… Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Mô, giá trị thu nhập trên sau chuyển đổi đạt từ 250-500 triệu đồng/ha, cao gấp 3-5 lần so với cấy lúa.

potal-ninh-binh-chu-trong-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7795931.jpg
Mô hình trồng rừng kết hợp phát triển con nuôi đặc sản tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Hướng đi bền vững

Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được tỉnh Ninh Bình thực hiện từ năm 2016. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên 211 ha; trong đó, diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm 21 ha; diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản hơn 152 ha…

Với nhiều hình thức chuyển đổi, bà con nông dân tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác. Điển hình, với hình thức chuyển đổi sang trồng cây hàng năm như ngô, rau các loại, cây sen và cây dược liệu… đã mang lại hiệu quả kinh tế bình quân từ 250-300 triệu đồng/ha/năm, tập trung ở huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp. Hay trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản tập trung chủ yếu trên đất 2 vụ lúa và đất 1 vụ lúa sâu trũng tại các huyện, thành phố như Nho Quan, Kim Sơn, Hoa Lư với các con nuôi thủy sản là các loại cá truyền thống như cá trắm, chép, chạch sụn... đạt giá trị sản xuất từ 200 - 450 triệu đồng/ha/năm…

potal-ninh-binh-chu-trong-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7795915.jpg
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình cho biết, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các hình thức sản xuất nông nghiệp khác đã và đang mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng lúa, được nhân dân ghi nhận và ủng hộ. Kết quả chuyển đổi cũng góp phần hình thành các hình thức tổ chức sản xuất hoạt động hiệu quả như hợp tác xã ngành hàng, tổ hợp tác, chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản được tăng cường; là điều kiện tốt để áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản, sơ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

ể việc chuyển đổi đúng quy định, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục chuyển đổi; thường xuyên kiểm tra, giám sát tại các địa phương; tăng cường tuyên truyền, vận động về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật từng loại cây trồng chuyển đổi cho các hộ dân ứng dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất và chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương hướng dẫn người dân lựa chọn giống có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của từng vùng cũng như quan tâm xây dựng, nhân rộng những mô hình mới, hiệu quả kinh tế - xã hội cao…

potal-ninh-binh-chu-trong-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7795932.jpg
Mô hình trồng rừng kết hợp phát triển con nuôi đặc sản tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả tại Ninh Bình những năm qua được khẳng định là hướng đi đúng, từng bước thay đổi tư duy sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng. Từ đó, giúp mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, đa dạng hóa sản phẩm và tạo nền tảng vững chắc cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thùy Dung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng ứng phó hạn, mặn khi mùa khô sắp vào cao điểm

Sóc Trăng ứng phó hạn, mặn khi mùa khô sắp vào cao điểm

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hằng năm chịu ảnh hưởng do hạn hán, mặn xâm nhập. Mùa khô năm 2025, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ động xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó hạn, mặn xâm nhập, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.

Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh từ tháng 12/2024 - 1/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc có khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá xuất hiện trên diện rộng gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề cũng là khoảng thời gian vựa đào phai nổi tiếng xứ Thanh ở xã miền núi Xuân Du (huyện Như Thanh) đồng loạt bung nở. Với đặc điểm nụ hoa mập, khi nở bung ra màu phớt hồng, nụ mập, hoa to, cánh đẹp, chồi lá biếc xanh nên hoa đào Xuân Du có nét đặc trưng không lẫn với hoa đào các vùng khác và là loài hoa được nhiều người chơi đào ưa chuộng. Người dân ở vựa đào Xuân Du đang tích cực chăm sóc để hoa đào "khoe sắc" vào dịp Tết này.

“Du học” làm hồng treo theo công nghệ Nhật

“Du học” làm hồng treo theo công nghệ Nhật

Dù đã nghỉ hưu nhưng ông Trần Phú Lộc, 71 tuổi, chủ cơ sở Hồng treo Phú Lộc, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng vẫn quyết tâm “du học” tự túc để tìm hiểu công nghệ làm hồng treo của người Nhật. Ông cũng là một trong những người đầu tiên thành công khi ứng dụng công nghệ này, góp phần nâng tầm cho quả hồng Đà Lạt.

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đặc biệt là cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tại tỉnh Bình Phước, các hợp tác xã đang hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang giúp cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến gần cũng là thời điểm các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tập trung chăm sóc các loại cây để nở hoa đúng dịp Tết, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Năm nay, thời tiết có phần bất lợi nên các hộ trồng hoa cũng lo lắng, tốn nhiều công sức để chăm sóc và chuẩn bị cung ứng cho thị trường.

Biến vườn tạp thành vườn cây ăn trái lãi hàng trăm triệu đồng ở Kiên Giang

Biến vườn tạp thành vườn cây ăn trái lãi hàng trăm triệu đồng ở Kiên Giang

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng, khai thác tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, đất trống xung quanh nhà, bờ bao, sân vườn để trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, nuôi cá, gà, vịt… Qua đó, hình thành hàng chục mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế địa phương.

Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam đánh giá, Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng năm 2025” được triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, góp phần ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, thích ứng biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi sinh, môi trường.

Phụ nữ dân tộc thiểu số Sóc Trăng tự lực vươn lên, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Phụ nữ dân tộc thiểu số Sóc Trăng tự lực vươn lên, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sóc Trăng, tỉnh có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế trong hội viên, từng bước giúp hội viên thoát nghèo, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Gia Lai hướng tới mục tiêu bứt phá, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn

Gia Lai hướng tới mục tiêu bứt phá, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2025 đánh dấu chặng đường quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Với quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy tiềm năng sẵn có, tỉnh Gia Lai đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Để kịp xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho cảnh ở tỉnh Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho hàng ngàn chậu nho cảnh với nhiều giống nho và kiểu dáng độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu chơi cây cảnh vào ngày Tết của người dân.

Kon Tum chủ động giải pháp ứng phó sớm với hạn hán

Kon Tum chủ động giải pháp ứng phó sớm với hạn hán

Trước tình hình thời tiết có những diễn biến phức tạp, mưa ít, với tổng lượng mưa năm 2024 thấp hơn xấp xỉ 10% so với các năm trước, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành Kế hoạch số 4744/KH-UBND để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Sau bão số 3 (Yagi), một số nơi trồng đào tại tỉnh Yên Bái bị tàn phá nặng nề, một số diện tích đào bị ngập sâu. Sau 3 tháng cố gắng khắc phục, nhưng nhiều gốc đào vẫn bị chết khô la liệt, khiến người dân xót xa trong bất lực.

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, ông Rơ Châm Djuk, trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển thôn làng ngày càng khởi sắc.

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đang từng bước đổi thay tư duy và phương thức sản xuất. Tại Hà Nam, ngoài những mô hình trồng các loại hoa truyền thống đã xuất hiện nhiều mô hình trồng hoa công nghệ cao, ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong ngành nông nghiệp.

Quảng Ngãi trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi trưng bày sản phẩm OCOP

Nhằm quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm, tối 28/12, UBND thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đã tổ chức Chương trình "Không gian trưng bày sản phẩm OCOP" tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.

Quýt Nam Sơn tạo thu nhập bền vững cho người dân vùng cao Tân Lạc

Quýt Nam Sơn tạo thu nhập bền vững cho người dân vùng cao Tân Lạc

Xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đang vào mùa thu hoạch chính vụ quýt Nam Sơn. Hiện tổng diện tích trồng quýt Nam Sơn đạt hơn 100ha, có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Với ưu điểm vỏ mỏng, múi dày, ít hạt, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng, cây quýt Nam Sơn đang trở thành cây trồng có múi chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Quảng Ngãi tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết

Quảng Ngãi tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết

Hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Vì vậy các hộ chăn nuôi cũng liên tục tăng đàn vật nuôi. Điều này đồng nghĩa dịch bệnh dễ phát sinh. Do đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Đầu tư phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Đầu tư phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập. Tỉnh chú trọng phân bổ nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Nông dân Tiền Giang chuyển gần 4.000 ha sang trồng rau màu để “chung sống với lũ”

Nông dân Tiền Giang chuyển gần 4.000 ha sang trồng rau màu để “chung sống với lũ”

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như: Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, thị xã Cai Lậy khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng rau màu ở những địa bàn khó khăn thông qua các mô hình phù hợp và hiệu quả: chuyên canh màu, luân canh 1 vụ màu trong mùa lũ kết hợp 2 vụ lúa/năm… giúp nâng cao thu nhập cho nông dân vừa tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị tham gia thị trường.

Nuôi cua biển lãi hơn 100.000 đồng/kg thương phẩm

Nuôi cua biển lãi hơn 100.000 đồng/kg thương phẩm

Giá cua biển thương phẩm tại thị trường Trà Vinh trong những ngày cuối tháng 12/2024 đã bắt đầu tăng lên 10.000 – 15.000 đồng/kg. Cua gạch, cua thịt hiện được thu mua ở mức 250.000 – 350.000 đồng/kg (tùy loại), nông dân nuôi cua biển ở Trà Vinh đạt lợi nhuận bình quân 100.000 đồng/kg cua thương phẩm, tương đương lãi ròng khoảng 150 – 160 triệu đồng/ha/vụ.

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng miến Chi Lăng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại “sáng đèn” cả ngày lẫn đêm để “chạy” đơn hàng Tết. Sau hàng chục năm hình thành và phát triển, người làm miến ở Chi Lăng không chỉ giữ được nghề truyền thống mà còn hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Mô hình tôm - lúa được đánh giá là mô hình phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Ảnh: TTXVN

Trà Vinh khuyến khích sản xuất bền vững mô hình rừng – tôm, lúa – thủy sản

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang vận động, khuyến khích nông dân trong tỉnh tiếp tục giữ vững diện tích hơn 11.350 ha mô hình sản xuất rừng - tôm, lúa - thủy sản trong năm 2025. Đây là mô hình sản xuất bền vững vừa đem lại mức thu nhập cao về giá trị sản phẩm, vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái vùng ngập mặn của tỉnh.

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 19/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên tổ chức Tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng. Dự tọa đàm có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hơn 100 khuyến nông viên tiêu biểu của tỉnh Điện Biên; đại diện 5 Trung tâm khuyến nông cộng đồng thuộc 5 tỉnh miền núi phía Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ và Điện Biên.

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, những ngày này, các vườn cam Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc bắt đầu chín và cho thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều diện tích cam của các nhà vườn đang đối diện với hiện tượng cam rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân, nguy cơ thất thu vụ Tết. Do lo ngại số lượng cam trên cây không đủ để cung ứng dịp Tết, nhiều nhà vườn buộc phải từ chối nhận cọc từ khách hàng.

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm sâu, một số khu vực núi cao ở nhiều thời điểm đã ghi nhận nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 4 - 5 độ C. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để đàn vật nuôi không bị chết vì đói, rét...