Lâm Đồng chuyển đổi gần 1.000 ha đất lúa sang đất trồng cây hằng năm

Lâm Đồng chuyển đổi gần 1.000 ha đất lúa sang đất trồng cây hằng năm

Tỉnh Lâm Đồng vừa triển khai kế hoạch chuyển đổi 931,6 ha đất trồng lúa tại 5 huyện trên địa bàn sang đất trồng cây hằng năm và lâu năm. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện thời tiết khô hạn, nên việc canh tác lúa nước không còn phù hợp mà chuyển qua các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn và phù hợp với điều kiện khí hậu biến đổi.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu cây trồng.

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội làm việc với các tỉnh miền Trung về Dự án cao tốc đường bộ Bắc – Nam phía Đông

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội làm việc với các tỉnh miền Trung về Dự án cao tốc đường bộ Bắc – Nam phía Đông

Ngày 16/5, tại tỉnh Quảng Trị, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi về mục đích chuyển đổi sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa của Dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 2.500 ha trồng lác được chuyển đổi từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả do nhiễm phèn, mặn sang. Mỗi năm, người dân sản xuất 2,5 vụ, với giá bán dao động từ 14.000-27.000/kg (tùy loại), sau khi trừ chi phí thu lãi trên 200 triệ

Trà Vinh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả cho thu nhập gấp từ 5 - 10 lần trồng lúa

Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi gần 5.600 ha đất trồng lúa sang các cây trồng khác và con nuôi thủy sản. Qua khảo sát, hầu hết diện tích đất chuyển đổi đem lại cho nông dân nguồn thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 – 10 lần trồng lúa.
Vườn mít Thái gần 3 năm tuổi của gia đình anh Đào Huy Lực, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ được chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN

Quả ngọt từ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái ở Cần Thơ

Những năm gần đây, tại nhiều quận, huyện khu vực ngoại thành của Cần Thơ như: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Ô Môn, Thốt Nốt..., đời sống người dân có nhiều thay đổi theo hướng khá giàu lên nhờ chuyển sang trồng cây ăn trái trên nền đất lúa ít hiệu quả. Các loại cây trồng được nông dân chọn chuyển đổi nhiều trong các năm qua là sầu riêng, mít, vú sữa, nhãn, xoài. Tuy hầu hết sản phẩm mới chỉ được bán ở dạng trái tươi nhưng theo các nhà vườn, hiệu quả kinh tế cây ăn trái đem lại vẫn cao hơn so với trồng lúa.
Trồng dưa hấu trên đất lúa cho hiệu quả kinh tế cao

Trồng dưa hấu trên đất lúa cho hiệu quả kinh tế cao

Để chuyển đổi cây trồng phù hợp trong mùa khô hạn theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân ở nhiều tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động mở rộng diện tích trồng dưa hấu trên đất lúa với hình thức sản xuất một vụ dưa hấu - hai vụ lúa, cho lợi nhuận từ 100-150 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với đơn canh cây lúa.
An Giang phát triển vùng chuyên canh rau màu thích ứng biến đổi khí hậu

An Giang phát triển vùng chuyên canh rau màu thích ứng biến đổi khí hậu

Nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, vụ Đông Xuân 2017 – 2018, nông dân tỉnh An Giang Giang đã chuyển đổi gần 20.000 ha đất lúa ở những địa bàn miền núi, xa nguồn nước, trồng lúa kém hiệu quả,… sang trồng các loại rau màu kinh tế như: đậu nành rau, dưa lưới, bắp bao tử, ớt, rau các loại,… mang lại thu nhập cao cho nông dân. 
Hưng Yên: Trồng nghệ trên đất lúa lãi 300 triệu đồng/ha

Hưng Yên: Trồng nghệ trên đất lúa lãi 300 triệu đồng/ha

Hiện trồng nghệ trên đất 2 vụ lúa thu lãi 300 triệu đồng/ha mỗi năm là mô hình mang lại hiệu quả thiết thực thu hút nông dân nhiều xã ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Những năm gần đây, trồng nghệ được xem là bước đột phá, mở ra tiềm năng lớn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đất bãi ven sông Hồng.