Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang), địa phương đã chuyển đổi gần 6.200 ha đất canh tác kém hiệu quả sang trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, chủ yếu là sầu riêng, mít Thái siêu sớm và rau màu… mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, giúp nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng tránh lũ lụt, thiết thực góp phần giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường và nâng cao thu nhập.
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu cây trồng.
Huyện Cao Phong từ lâu vốn nổi tiếng là vùng đất của sản phẩm cam Cao Phong trứ danh của tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên hiện nay nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng ngoài cam như: mía, ổi, na… đang mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân nơi ổn định cuộc sống vươn lên làm giàu.
Nhờ việc thay đổi tư canh tác, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Diệm ở tổ dân phố Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã có thu nhập cao từ mô hình trồng cây mít ruột đỏ trên vùng gò đồi.
Theo dự báo từ cuối tháng 5 đến tháng 7/2024, nắng hạn tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại Phú Yên. Tỉnh sẽ có hơn 1.500 ha lúa Hè Thu và khoảng 20.000 ha cây hằng năm thiếu nước. Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước để phục vụ sản xuất. Các địa phương tích cực hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với tình hình thời tiết khắc nghiệt.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2024, địa phương tiếp tục chuyển đổi 1.400 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác. Cụ thể, chuyển trên 590 ha sang trồng cây hàng năm, trên 658 ha cây lâu năm và khoảng 151 ha trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết: Qua khảo sát, đánh giá của đơn vị chuyên môn, hầu hết diện tích sau khi chuyển đổi sang mô hình trồng rau màu chuyên canh và luân canh lúa - màu các loại, bình quân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2,5 - 4 lần so với trước khi chuyển đổi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp thông tin, tỉnh chuyển đổi diện tích lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2023 gần 5.000 ha sang cây trồng khác; trong đó có hơn 3.000 ha lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm; hơn 900 ha trồng cây lâu năm và gần 28 ha nuôi trồng thủy sản. Đối với cây lâu năm được trồng các loại cây như xoài, mít, sầu riêng, chanh, ổi, cam ... Đối với cây hàng năm trồng các loại hoa màu như ớt, dưa hấu, ngô, kiệu, sen…
Ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết, tỉnh sẽ cơ cấu lại sản xuất để nâng cao giá trị ngành trồng trọt. Theo đó, tỉnh bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa 2 vụ để đảm bảo an ninh lương thực; quản lý và sử dụng hiệu quả đất chuyên trồng lúa; chuyển đổi linh hoạt giữa trồng cây lương thực và cây thực phẩm.
Với quyết tâm nâng cao giá trị sử dụng đất, ứng phó với biến đổi khí hậu, các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Thuận đang tích cực chuyển đổi diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả, đất vườn tạp sang trồng các loại cây trồng cạn, cây ăn quả kết hợp ứng dụng khoa học - kỹ thuật gắn với liên kết trong sản xuất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho giá trị kinh tế cao.
Theo khảo sát đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh về kết quả chuyển đổi cây trồng trên đất trồng mía, đất gò cao thiếu nước tưới, nhiễm mặn trong năm 2022, hầu hết các mô hình sản xuất mới cho thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so trồng mía, trồng lúa.
Ông Trần A Sám (57 tuổi, ở thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng, Bình Phước) được người dân trong vùng biết đến là người không chỉ sản xuất giỏi mà còn có nhiều đóng góp tích cực trong công tác xã hội, từ thiện trên địa bàn.
Chịu khó học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất kém hiệu quả kinh tế sang trồng chanh không hạt, anh Dương Đình Hiển ở xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) hiện có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Bến Tre là một trong 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hạn hán và xâm nhập mặn trong những năm qua. Đặc biệt, đây là địa phương nằm ở cuối nguồn sông Mekong, nên sức ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn tác động vào đời sống, sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre biểu hiện rất rõ qua sự thiếu nước sinh hoạt, sản xuất bị thiệt hại.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn năm 2016 - 2021, tỉnh có hơn 21.700 ha đất sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác. Hầu hết diện tích đất sau khi chuyển đổi sản xuất đem lại nguồn thu nhập bình quân cho nông dân gấp từ 2 – 3 lần, với mức lợi nhuận từ 90 – 300 triệu đồng/ha/năm.
Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cây trồng, vật nuôi chuyển đổi trên đất lúa năm 2021 các tỉnh Nam Bộ ước đạt 77.328 ha. Việc chuyển đổi trên đất lúa giúp sử dụng nước tiết kiệm và mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa, hệ số sử dụng đất tăng lên từ 1,5 - 2,2 lần tùy điều kiện của từng vùng.
Trong 9 tháng năm 2021, nông dân tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi gần 1.890 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, đất mương vườn tạp, đất trồng mía sang các loại cây khác và nuôi trồng thuỷ sản cho thu nhập bình quân từ 120 – 300 triệu đồng/ha/năm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác với diện tích hơn 24.865 ha, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân.
Trước tình hình hồ tiêu liên tục mất giá, những năm trở lại đây, người dân huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, đã từng bước chuyển đổi diện tích cây trồng sang bưởi da xanh, bước đầu mang lại luồng gió mới giúp cải thiện đời sống kinh tế.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng hạn hán, nông dân ở Bình Thuận đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác. Việc chuyển đổi đã hạn chế phần nào tình trạng hoang hóa đất nông nghiệp do thiếu nước sản xuất mà còn góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ đầu năm đến nay tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác với diện tích 3.570 ha; trong đó, một số cây chịu hạn như vừng, ngô, khoai lang, ớt, kiệu, sen,…
Những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh chịu sự tác động khá lớn bởi biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng nước mặn xâm nhập nội đồng vào mùa khô gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh này đang khẩn trương xây dựng kế hoạch cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi cây trồng thích nghi trước tình hình biến đổi khí hậu.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị, dự báo tỉnh sẽ có 1.300 ha diện tích đất lúa không thể trồng lúa được trong vụ Hè Thu 2020, do khô hạn. Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp Quảng Trị đã và đang hướng dẫn bà con nông dân chủ động chuyển đổi cây trồng trên những diện tích có nguy cơ thiếu nước sang trồng các loại cây trên cạn có khả năng chịu hạn.
Qua hơn 6 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỉnh Bình Thuận từng bước hình thành nhóm sản phẩm nông sản chủ lực, lợi thế gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung; sản phẩm đa dạng và thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn.
Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có đặc điểm về khí hậu và địa hình rất phức tạp, hàng năm phải hứng chịu nhiều dạng thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông, triều cường, lốc xoáy… Những tác động của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp của người dân. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương đang triển khai các giải pháp chuyển đổi sản xuất để đảm bảo sinh kế cho người dân một cách bền vững.
Cuối vụ mía 2018-2019 này dù diện tích mía trên đồng ở Sóc Trăng không còn nhiều nhưng giá mía ở Cù Lao Dung, Sóc Trăng vẫn đang ở mức “chạm đáy” chỉ từ 150-300 đồng/kg mía bán tại ruộng, tùy theo ruộng mía gần đường, gần sông lớn hay sâu trong đồng.
Trước hiện tượng thời tiết cực đoan, hạn hán và xâm nhập mặn thường xuyên diễn ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang khuyến khích nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm dần diện tích trồng lúa, chuyển sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều nhà nông ở vùng biên giới huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) làm nông nghiệp cho thu nhập tiền tỷ. Mô hình sản xuất nông nghiệp của bà con là nhờ nhạy bén chuyển đổi mô hình cây trồng.
Thời gian qua, huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thah Hóa) đã chỉ đạo, hướng dẫn người dân tái cơ cấu ngành trồng trọt, chuyển đổi các giống cây trồng năng suất thấp chuyển sang trồng các loại cây thu lợi nhuận cao. Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất mới đã ra đời với tổng diện tích gieo trồng đạt hơn 19.330 ha; sản lượng lương thực đạt hơn 64.726 tấn.
Phong trào chuyển đổi cây trồng tại những địa bàn canh tác khó khăn ở tỉnh Tiền Giang đang được nông dân địa phương tích cực hưởng ứng. Tùy theo đặc thù từng nơi, nông dân chọn phát triển những cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.