Thiệt hại nặng từ hạn mặn
Mùa khô 2019-2020, nước mặn xuất hiện sớm và độ mặn tăng cao kỉ lục, lấn sâu vào hầu hết nội đồng tỉnh Trà Vinh, gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu, vườn cây ăn trái và cả chăn nuôi của nông dân. Từ đầu tháng 3 đến nay, độ mặn trên 2 nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh là sông Hậu và song Cổ Chiên vẫn còn ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài 2 cống Tân Dinh và Bông Bót (huyện Cầu Kè) có thể mở cửa để tiếp nước ngọt phục vụ sản xuất, còn lại 46 cống thủy lợi điều tiết nước trên địa bàn tỉnh vẫn phải đóng cửa triệt để ngăn mặn.
Có thể nói, xâm nhập mặn, khô hạn đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho vụ lúa Đông Xuân 2019 - 2020 của tỉnh Trà Vinh. Với tổng diện tích xuống giống lúa Đông Xuân của tỉnh được hơn 60.000 ha, đến nay đã có gần 15.000 hộ dân bị thiệt hại khoảng 13.000 ha lúa; trong đó, hơn 11.000 ha bị thiệt hại trên 30% diện tích và được dự báo mất trắng. Hàng nghìn hộ trồng lúa ở Trà Vinh chỉ biết tận dụng lúa cháy lá không thể trổ đòng vì hạn, mặn làm thức ăn cho bò.
Bà Trần Thị Rine, hộ nông dân ở xã Long Hiệp, huyện Trà Cú cho biết, gia đình đã bị thiệt hại hoàn toàn gần 3 ha lúa, mất trắng hàng chục triệu đồng tiền phân, thuốc, bơm tát nước ngọt lên ruộng, nhưng vẫn không thể cứu được cây lúa trước hạn, mặn gay gắt kéo dài.
Bà Rine chia sẻ, trước đó, ngành nông nghiệp địa phương đã vận động gia đình bà tạm ngưng sản xuất lúa vụ Đông Xuân. Nhưng bà Rine nghĩ rằng, những năm trước, đây là vụ lúa trúng nhất, bán được giá và năng suất luôn cao hơn từ 1 - 2 tấn/ha so với vụ Hè Thu và Thu Đông. Thêm nữa, những hộ xung quanh đều xuống giống bình thường nên bà quyết định sản xuất lúa. Sau khi xuống giống khoảng 10 ngày, cây lúa yếu dần, càng tưới nước càng thiệt hại nhiều và đi đến mất trắng.
Theo dự báo của ngành chuyên môn, khoảng cuối tháng 3, các trà lúa còn lại trong tỉnh Trà Vinh mới không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi nước mặn.
Đến cuối tháng 4, Trà Vinh mới thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2019-2020. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân bảo vệ lúa; đặc biệt là những diện tích chưa đến giai đoạn “lúa ngậm sữa” rất dễ bị ảnh hưởng khi nhiễm mặn.
Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, trước nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam về tình hình hạn, mặn mùa khô này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã khuyến cáo những địa phương hạn chế về nguồn nước tưới, tạm ngưng sản xuất lúa hoặc chuyển đổi sang trồng rau màu.
Đặc biệt, đối với 2 huyện Cầu Ngang và Trà Cú thường xuyên gặp khó khăn về nguồn nước tưới mùa khô, ngành vận động giảm diện tích trồng lúa 7.700 ha. Tuy nhiên, nông dân 2 huyện này vẫn bất chấp khuyến cáo, chỉ giảm 2.690 ha, dẫn đến thiệt hại nặng nề.
Trước tình hình trên, tỉnh đã thành lập 5 Tổ công tác phòng, chống hạn mặn, phối hợp chặt với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, quan trắc độ mặn trên các tuyến kênh, cánh đồng để thông báo cho nông dân chủ động ứng phó. Khi độ mặn vượt ngưỡng đối với sự phát triển và sinh trưởng của cây lúa, hướng dẫn nông dân tiêu xổ phèn, mặn, cung cấp nước mới cho ruộng lúa.
Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đang hỗ trợ các địa phương bơm tát chống hạn, xâm nhập với tổng kinh phí dự kiến gần 4,3 tỷ đồng. Đồng thời, nạo vét, đào mới kênh mương, tu bổ bờ bao, cống, bọng 455 công trình, với tổng khối lượng hơn 1 triệu m3. Theo khảo sát, toàn tỉnh có hơn 744 km kênh, rạch bị lục bình bao phủ với tổng diện tích hơn 475 ha; các địa phương đang tổ chức trục vớt, khơi thông dòng chảy, điều hòa nguồn nước.
Cùng với việc nỗ lực hỗ trợ các địa phương bảo vệ diện tích lúa Đông Xuân, ngành nông nghiệp tỉnh đang vận động nông dân cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi cây trồng thích nghi hạn, mặn để giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất.
Cơ cấu lại sản xuất
Huyện Trà Cú là địa phương bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nặng nhất tỉnh, mặn xâm nhập, thiếu nước tưới vào mùa khô… Đến nay, huyện đã bị thiệt hại khoảng 55% diện tích sản xuất lúa Đông Xuân, các diện tích còn lại năng suất giảm khoảng 40% so với vụ Đông Xuân trước. Dự báo từ đây đến cuối vụ (khoảng giữa tháng 4), độ mặn vẫn dao động ở mức cao nên cây lúa trên địa bàn tiếp tục bị thiệt hại.
Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, địa phương đang tích cực hỗ trợ nông dân bảo vệ diện tích lúa Đông Xuân. Đồng thời, vận động nông dân cơ cấu lại mùa vụ, chỉ xuống giống 2 vụ lúa Đông Xuân sớm và Thu Đông muộn trong năm sau.
Theo ông Thảo, ngành nông nghiệp huyện đang nghiên cứu giống lúa thích nghi hạn, mặn, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương để khuyến khích nông dân đưa vào sử dụng.
Vụ Đông Xuân 2020-2021, huyện Trà Cú vận động nông dân giảm diện tích lúa hơn 50%, chỉ trồng khoảng 5.000 ha. Người dân trên địa bàn huyện nên sử dụng giống lúa OM 4900 và xuống giống sớm hơn thường niên để né hạn, mặn. Những diện tích còn lại, nông dân có thể chuyển sang trồng màu thích nghi, như: lạc, ớt chỉ thiên, khoai môn…
Hầu hết diện tích chuyển đổi trồng màu cho thu nhập tăng từ 3-4 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông dân lo ngại về kỹ thuật canh tác cây màu, đầu ra của nông sản nên chưa mạnh dạn chuyển đổi. Do vậy, cùng với việc hướng dẫn nông dân về khoa học kỹ thuật cây trồng, vật nuôi mới, huyện Trà Cú đang tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân yên tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ở huyện Cầu Kè, ngành nông nghiệp huyện cũng đang tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây thích nghi và cho hiệu quả kinh tế cao như trồng gấc, dừa sáp, cam sành…
Điển hình như Hợp tác xã nông nghiệp Việt Thành (huyện Cầu Kè) đã trồng thử nghiệm 1,2 ha gấc vào năm 2017. Cây gấc chỉ sau 3 tháng trồng là cho thu hoạch với năng suất 20 - 25 tấn quả 1 ha/năm. Với giá bán dao động từ 6.000 - 25.000 đồng/kg gấc thương phẩm, người trồng lợi nhuận từ 70 - 90 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với trồng lúa.
Ông Huỳnh Thanh Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Việt Thành cho biết, từ thành công của mô hình, mới đây, Dự án thích ứng biến đổi vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) đã hỗ trợ cho 100 hộ thành viên hợp tác xã trồng gấc, trên tổng diện tích 20 ha.
Hộ tham gia mô hình được đầu tư 100% vật tư đầu vào trồng 0,2 ha gấc, với số tiền 3,6 triệu đồng/hộ; đồng thời, được tập huấn kỹ thuật trồng. Hợp tác xã cũng kí được hợp đồng với doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh thu mua số lượng gấc thương phẩm không giới hạn theo giá thị trường, nhưng đảm bảo không dưới 6.000 đồng/kg.
Theo ông Phạm Văn Kha, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, để việc chuyển đổi cây trồng khác thay cây lúa kém hiệu quả ngoài quy hoạch phù hợp theo vùng sản xuất, địa phương còn khuyến khích người dân tham gia kinh tế hợp tác để sản xuất hàng hóa tập trung và dễ tiếp cận khoa học kỹ thuật. Nông dân cũng nên sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn để dễ tìm doanh nghiệp đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm, nâng cao thu nhập.
Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, vụ Đông Xuân 2020-2021, ngành nông nghiệp tỉnh có kế hoạch chỉ trồng lúa 51.000 ha, giảm khoảng 17.000 ha để chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác. Hiện, ngành đang phối hợp với các địa phương khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, hệ thống hạ tầng từng vùng, tìm hiểu thị trường nông sản… để xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.
Ngành chỉ cơ cấu 3 vụ lúa cho những vùng có điều kiện chủ động về nguồn nước tưới. Đối với những vùng sản xuất khó khăn, bị ảnh hưởng hạn mặn, hạn chế về nguồn nước tưới, ngành nông nghiệp vận động và hướng dẫn nông dân chuyển sang 2 vụ lúa - 1 vụ màu, trồng các loại cây rau, màu sử dụng ít nước tưới như ngô, dưa hấu, rau đậu…
Mùa khô 2019-2020, nước mặn xuất hiện sớm và độ mặn tăng cao kỉ lục, lấn sâu vào hầu hết nội đồng tỉnh Trà Vinh, gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu, vườn cây ăn trái và cả chăn nuôi của nông dân. Từ đầu tháng 3 đến nay, độ mặn trên 2 nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh là sông Hậu và song Cổ Chiên vẫn còn ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài 2 cống Tân Dinh và Bông Bót (huyện Cầu Kè) có thể mở cửa để tiếp nước ngọt phục vụ sản xuất, còn lại 46 cống thủy lợi điều tiết nước trên địa bàn tỉnh vẫn phải đóng cửa triệt để ngăn mặn.
Có thể nói, xâm nhập mặn, khô hạn đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho vụ lúa Đông Xuân 2019 - 2020 của tỉnh Trà Vinh. Với tổng diện tích xuống giống lúa Đông Xuân của tỉnh được hơn 60.000 ha, đến nay đã có gần 15.000 hộ dân bị thiệt hại khoảng 13.000 ha lúa; trong đó, hơn 11.000 ha bị thiệt hại trên 30% diện tích và được dự báo mất trắng. Hàng nghìn hộ trồng lúa ở Trà Vinh chỉ biết tận dụng lúa cháy lá không thể trổ đòng vì hạn, mặn làm thức ăn cho bò.
Bà Trần Thị Rine, hộ nông dân ở xã Long Hiệp, huyện Trà Cú cho biết, gia đình đã bị thiệt hại hoàn toàn gần 3 ha lúa, mất trắng hàng chục triệu đồng tiền phân, thuốc, bơm tát nước ngọt lên ruộng, nhưng vẫn không thể cứu được cây lúa trước hạn, mặn gay gắt kéo dài.
Bà Rine chia sẻ, trước đó, ngành nông nghiệp địa phương đã vận động gia đình bà tạm ngưng sản xuất lúa vụ Đông Xuân. Nhưng bà Rine nghĩ rằng, những năm trước, đây là vụ lúa trúng nhất, bán được giá và năng suất luôn cao hơn từ 1 - 2 tấn/ha so với vụ Hè Thu và Thu Đông. Thêm nữa, những hộ xung quanh đều xuống giống bình thường nên bà quyết định sản xuất lúa. Sau khi xuống giống khoảng 10 ngày, cây lúa yếu dần, càng tưới nước càng thiệt hại nhiều và đi đến mất trắng.
Diện tích trồng rau xà lách của gia đình ông Nguyễn Văn Chờ tại xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành. Ảnh: Thanh Hòa – TTXVN |
Theo dự báo của ngành chuyên môn, khoảng cuối tháng 3, các trà lúa còn lại trong tỉnh Trà Vinh mới không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi nước mặn.
Đến cuối tháng 4, Trà Vinh mới thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2019-2020. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân bảo vệ lúa; đặc biệt là những diện tích chưa đến giai đoạn “lúa ngậm sữa” rất dễ bị ảnh hưởng khi nhiễm mặn.
Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, trước nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam về tình hình hạn, mặn mùa khô này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã khuyến cáo những địa phương hạn chế về nguồn nước tưới, tạm ngưng sản xuất lúa hoặc chuyển đổi sang trồng rau màu.
Đặc biệt, đối với 2 huyện Cầu Ngang và Trà Cú thường xuyên gặp khó khăn về nguồn nước tưới mùa khô, ngành vận động giảm diện tích trồng lúa 7.700 ha. Tuy nhiên, nông dân 2 huyện này vẫn bất chấp khuyến cáo, chỉ giảm 2.690 ha, dẫn đến thiệt hại nặng nề.
Trước tình hình trên, tỉnh đã thành lập 5 Tổ công tác phòng, chống hạn mặn, phối hợp chặt với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, quan trắc độ mặn trên các tuyến kênh, cánh đồng để thông báo cho nông dân chủ động ứng phó. Khi độ mặn vượt ngưỡng đối với sự phát triển và sinh trưởng của cây lúa, hướng dẫn nông dân tiêu xổ phèn, mặn, cung cấp nước mới cho ruộng lúa.
Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đang hỗ trợ các địa phương bơm tát chống hạn, xâm nhập với tổng kinh phí dự kiến gần 4,3 tỷ đồng. Đồng thời, nạo vét, đào mới kênh mương, tu bổ bờ bao, cống, bọng 455 công trình, với tổng khối lượng hơn 1 triệu m3. Theo khảo sát, toàn tỉnh có hơn 744 km kênh, rạch bị lục bình bao phủ với tổng diện tích hơn 475 ha; các địa phương đang tổ chức trục vớt, khơi thông dòng chảy, điều hòa nguồn nước.
Cùng với việc nỗ lực hỗ trợ các địa phương bảo vệ diện tích lúa Đông Xuân, ngành nông nghiệp tỉnh đang vận động nông dân cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi cây trồng thích nghi hạn, mặn để giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất.
Cơ cấu lại sản xuất
Huyện Trà Cú là địa phương bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nặng nhất tỉnh, mặn xâm nhập, thiếu nước tưới vào mùa khô… Đến nay, huyện đã bị thiệt hại khoảng 55% diện tích sản xuất lúa Đông Xuân, các diện tích còn lại năng suất giảm khoảng 40% so với vụ Đông Xuân trước. Dự báo từ đây đến cuối vụ (khoảng giữa tháng 4), độ mặn vẫn dao động ở mức cao nên cây lúa trên địa bàn tiếp tục bị thiệt hại.
Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, địa phương đang tích cực hỗ trợ nông dân bảo vệ diện tích lúa Đông Xuân. Đồng thời, vận động nông dân cơ cấu lại mùa vụ, chỉ xuống giống 2 vụ lúa Đông Xuân sớm và Thu Đông muộn trong năm sau.
Theo ông Thảo, ngành nông nghiệp huyện đang nghiên cứu giống lúa thích nghi hạn, mặn, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương để khuyến khích nông dân đưa vào sử dụng.
Vụ Đông Xuân 2020-2021, huyện Trà Cú vận động nông dân giảm diện tích lúa hơn 50%, chỉ trồng khoảng 5.000 ha. Người dân trên địa bàn huyện nên sử dụng giống lúa OM 4900 và xuống giống sớm hơn thường niên để né hạn, mặn. Những diện tích còn lại, nông dân có thể chuyển sang trồng màu thích nghi, như: lạc, ớt chỉ thiên, khoai môn…
Gia đình ông Nguyễn Văn Chờ xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành trồng 0,1ha rau xà lách cho thu nhập bình quân từ 5 đến 7 triệu đồng/vụ. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN |
Hầu hết diện tích chuyển đổi trồng màu cho thu nhập tăng từ 3-4 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông dân lo ngại về kỹ thuật canh tác cây màu, đầu ra của nông sản nên chưa mạnh dạn chuyển đổi. Do vậy, cùng với việc hướng dẫn nông dân về khoa học kỹ thuật cây trồng, vật nuôi mới, huyện Trà Cú đang tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân yên tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ở huyện Cầu Kè, ngành nông nghiệp huyện cũng đang tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây thích nghi và cho hiệu quả kinh tế cao như trồng gấc, dừa sáp, cam sành…
Điển hình như Hợp tác xã nông nghiệp Việt Thành (huyện Cầu Kè) đã trồng thử nghiệm 1,2 ha gấc vào năm 2017. Cây gấc chỉ sau 3 tháng trồng là cho thu hoạch với năng suất 20 - 25 tấn quả 1 ha/năm. Với giá bán dao động từ 6.000 - 25.000 đồng/kg gấc thương phẩm, người trồng lợi nhuận từ 70 - 90 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với trồng lúa.
Ông Huỳnh Thanh Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Việt Thành cho biết, từ thành công của mô hình, mới đây, Dự án thích ứng biến đổi vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) đã hỗ trợ cho 100 hộ thành viên hợp tác xã trồng gấc, trên tổng diện tích 20 ha.
Hộ tham gia mô hình được đầu tư 100% vật tư đầu vào trồng 0,2 ha gấc, với số tiền 3,6 triệu đồng/hộ; đồng thời, được tập huấn kỹ thuật trồng. Hợp tác xã cũng kí được hợp đồng với doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh thu mua số lượng gấc thương phẩm không giới hạn theo giá thị trường, nhưng đảm bảo không dưới 6.000 đồng/kg.
Theo ông Phạm Văn Kha, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, để việc chuyển đổi cây trồng khác thay cây lúa kém hiệu quả ngoài quy hoạch phù hợp theo vùng sản xuất, địa phương còn khuyến khích người dân tham gia kinh tế hợp tác để sản xuất hàng hóa tập trung và dễ tiếp cận khoa học kỹ thuật. Nông dân cũng nên sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn để dễ tìm doanh nghiệp đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm, nâng cao thu nhập.
Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, vụ Đông Xuân 2020-2021, ngành nông nghiệp tỉnh có kế hoạch chỉ trồng lúa 51.000 ha, giảm khoảng 17.000 ha để chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác. Hiện, ngành đang phối hợp với các địa phương khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, hệ thống hạ tầng từng vùng, tìm hiểu thị trường nông sản… để xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.
Ngành chỉ cơ cấu 3 vụ lúa cho những vùng có điều kiện chủ động về nguồn nước tưới. Đối với những vùng sản xuất khó khăn, bị ảnh hưởng hạn mặn, hạn chế về nguồn nước tưới, ngành nông nghiệp vận động và hướng dẫn nông dân chuyển sang 2 vụ lúa - 1 vụ màu, trồng các loại cây rau, màu sử dụng ít nước tưới như ngô, dưa hấu, rau đậu…
Thanh Hòa