Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm cạnh tuyến đê sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, nổi tiếng với nghề chăn nuôi gà chân to, gà tiến vua. Nơi đây đã có nhiều người trở thành tỷ phú nhờ nuôi giống gà quý hiếm "độc nhất vô nhị" này. Những ngày cuối năm, thương lái từ các nơi tìm đến Đông Tảo để lựa chọn những con gà đẹp nhất để làm quà biếu hoặc sử dụng làm thực phẩm trong ngày Tết nguyên đán cổ truyền.

potal-dong-tao-hung-yen-cung-ung-ga-tien-vua-phuc-vu-tet-nguyen-dan-at-ty-7797865.jpg
Người Đông Tảo chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ, tận dụng những sản phẩm có từ tự nhiên làm thức ăn cho gà. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Tương truyền, thời xa xưa chỉ vua chúa mới được thưởng thức loại đặc sản cực ngon này, vì thế gà Đông Tảo hoặc Đông Cảo còn có tên gọi tiến Vua. Ấn tượng đặc biệt nhất về gà Đông Tảo là đôi chân vô cùng to lớn, ngón mập mạp, vẩy thịt đỏ au. Một số con còn có chân to bằng bắp tay người lớn, da đỏ au, khi trưởng thành có thể nặng trên 5-6 kg (gà trống) và hơn 3,5 kg (gà mái). Vì thế, nhiều gia đình thích nuôi gà Đông Tảo làm cảnh hoặc làm thực phẩm quý, bổ dưỡng sử dụng trong ngày Tết.

potal-dong-tao-hung-yen-cung-ung-ga-tien-vua-phuc-vu-tet-nguyen-dan-at-ty-7797884.jpg
Xã Đông Tảo hiện có khoảng 1,5 vạn con gà thương phẩm, phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Tuy nhiên, do gà Đông Tảo to nên cũng khó khi phải chế biến, vận chuyển hay bảo quản để sử dụng lâu dài khiến việc tiêu thụ không ổn định. Từ hạn chế đó, người dân Đông Tảo đã nghĩ tới việc chế biến gà thành những sản phẩm dễ sử dụng nhưng vẫn giữ được vẻ tươi ngon, mùi vị đặc trưng. Các sản phẩm giò lụa gà, giò xào, gà ủ muối, kê gà... lần lượt ra đời. Người Đông Tảo đã đầu tư thiết bị để đóng gói, cấp đông (lạnh) đảm bảo sản phẩm tươi ngon khi tới tay người tiêu dùng và bán được quanh năm chứ không chỉ riêng dịp lễ tết như trước đây.

potal-dong-tao-hung-yen-cung-ung-ga-tien-vua-phuc-vu-tet-nguyen-dan-at-ty-7797863.jpg
Người dân Đông Tảo đầu tư máy móc hiện đại, đóng gói sản phẩm để đưa đi tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Anh Giang Tuấn Vũ, thôn Đông Tảo Nam là 1 trong những người tiên phong trong chế biến gà Đông Tảo cho biết, khi con gà được sơ chế thành sản phẩm giúp giải được bài toán trọng lượng, tiện lợi trong việc vận chuyển, bảo quản và có thể sử dụng ngay khi cần thiết. Với cách làm này, việc tiêu thụ gà Đông Tảo đã tăng đáng kể so với trước đây.

Cẩn trọng lựa những cặp chân gà to như bắp tay cho vào túi ni lông để ép chân không, anh Giang Tuấn Vũ khoe, có vị khách quen đã đặt 14 kg chân gà Đông Tảo để gửi biếu đối tác người Thái Lan. Với cách chế biến như hiện nay, gà Đông Tảo đã có một bước tiến mới so với trước đây. Gà và sản phẩm từ gà dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong và nước ngoài. Việc chế biến và đóng gói sản phẩm từ đều đảm bảo quy trình theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, có tem truy suất nguồn gốc… nên đã lấy được sự tin tưởng của khách hàng, anh Vũ chia sẻ.

Đặc thù của vùng đất bãi Khoái Châu rất phì nhiêu và màu mỡ do được bồi đắp phù sa của con sông Cái. Với lợi thế này, người dân đã biến ruộng thành vườn. Bên trong những vườn bưởi vườn nhãn xanh tốt là đàn gà Đông Tảo đang nhẩn nha bới đất, tìm sâu. Với cách trăn thả tự nhiên, cùng với thổ nhưỡng khí hậu càng làm cho giống gà Đông Tảo có hương vị đặc trưng hơn so với giống gà cùng loại được nuôi thả ở những vùng miền khác. Cùng đó, người dân Đông Tảo, đời nối đời nuôi gà tiến Vua nên cũng đúc rút ra những bí kíp riêng.

potal-dong-tao-hung-yen-cung-ung-ga-tien-vua-phuc-vu-tet-nguyen-dan-at-ty-7797883.jpg
Anh Lê Quang Thắng (xã Đông Tảo) chăm sóc và kiểm tra sức khỏe gà trước khi xuất chuồng. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Hiện cũng có nhiều tỉnh thành trên cả nước đang chăn nuôi giống gà chân to, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với gà được nuôi tại Đông Tảo. Do không còn thế độc quyền như trước nữa, người Đông Tảo càng quan tâm đến việc nâng cao hình ảnh mẫu mã và chất lượng thịt của con gà.

Theo ông Lê Quang Thắng - Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, những năm trước do trình độ cũng như nhận thức chưa đầy đủ nên người chăn nuôi vẫn phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho con gà. Nhưng 3 năm trở lại đây, các thành viên trong hợp tác xã đã chuyển hướng chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Con gà được chăn thả tại vườn, cho ăn gô, cám gạo, bã đậu tương, cá tép tươi, rau xanh… đủ chất nên con gà có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật.

Nhờ chất lượng tốt, gà Đông Tảo đã được nhiều người dân trên cả nước và nước ngoài tin dùng. Tổng đàn gà năm 2024 đã tăng hơn 30% so với năm trước. Riêng để phục vụ thị trường trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, hợp tác xã đã chuẩn bị khoảng 1.000 con gà biếu (loại chân to, mã đẹp), khoảng 7.000 gà thương phẩm; toàn xã có khoảng 1,5 vạn con gà thương phẩm. Về sản lượng có tăng nhiều nhưng giá cả không tăng so với cùng kỳ năm trước.

Xác định gà Đông Tảo là sản phẩm đặc trưng nên trong nhiều năm qua, chính quyền các cấp của tỉnh Hưng Yên đã dành nhiều nguồn lực để quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển giống gà trên. Ông Lê Văn Thắng - Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Hưng Yên) cho hay, thời gian tới, để phát huy giá trị của gà Đông Tảo, Chi cục sẽ hỗ trợ cho các chủ trang trại, nhà vườn các hợp tác xã thực hiện tốt việc đa dạng hóa các sản phẩm, nhằm phục vụ đa dạng nhóm khách hàng, từ đó nâng cao giá trị, thu nhập từ gà.

Đặc biệt, Chi cục sẽ phối hợp với các bên liên quan thúc đẩy chuyển đổi số trong việc hoạt động sản xuất và kinh doanh gà Đông Tảo; hướng dẫn các hộ chăn nuôi ứng dụng nền tảng số trong chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ gà Đông Tảo như: chăn nuôi trong chuồng lạnh, sử dụng cảm biến nhiệt, áp dụng thụ tinh nhân tạo cho gà… Đồng thời, hỗ trợ hộ chăn nuôi số hóa quy trình sản xuất, quảng bá sản phẩm qua việc xây dựng các video, clip, đăng tải trên trang mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử, để mở rộng thị trường và đa dạng khách hàng tiêu dùng…

Ông Thắng khuyến nghị, để nâng cao chất lượng và quy mô, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cần liên kết lại với nhau để hình thành nên các tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo ra quy mô lớn. Từ đó, sẽ có thêm nguồn vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại để chăn nuôi, chế biến gà Đông Tảo, gia tăng kinh tế cho mỗi hộ gia đình.

Những ngày cận Tết nguyên đán, nhiều gia đình ở Đông Tảo sáng đèn tới tận đêm khuya. Họ livestream bán gà và sản phẩm từ gà trên Facebook, zalo và các nền tảng xã hội khác tới đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. Cũng từ đó, con gà được bay xa hơn, kéo theo đời sống của người nuôi gà Đông Tảo ngày thêm khá giả./.

Mạnh Khánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Lắk hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thị trường lao động ở nước ngoài

Đắk Lắk hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thị trường lao động ở nước ngoài

Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian tới, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ lao động, đặc biệt là về cho vay vốn để mở rộng sản xuất hoặc tái hòa nhập sau khi lao động về nước.

Đồng Tháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Đồng Tháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Tại Đồng Tháp, ứng dụng các công nghệ Internet vạn vật (IoT) và công nghệ viễn thám được xem là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt giúp tăng cường khả năng quản lý, giám sát đồng ruộng theo thời gian thực, hỗ trợ nông dân tối ưu hóa quy trình canh tác.

Sóc Trăng ứng phó hạn, mặn khi mùa khô sắp vào cao điểm

Sóc Trăng ứng phó hạn, mặn khi mùa khô sắp vào cao điểm

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hằng năm chịu ảnh hưởng do hạn hán, mặn xâm nhập. Mùa khô năm 2025, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ động xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó hạn, mặn xâm nhập, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.

Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh từ tháng 12/2024 - 1/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc có khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá xuất hiện trên diện rộng gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề cũng là khoảng thời gian vựa đào phai nổi tiếng xứ Thanh ở xã miền núi Xuân Du (huyện Như Thanh) đồng loạt bung nở. Với đặc điểm nụ hoa mập, khi nở bung ra màu phớt hồng, nụ mập, hoa to, cánh đẹp, chồi lá biếc xanh nên hoa đào Xuân Du có nét đặc trưng không lẫn với hoa đào các vùng khác và là loài hoa được nhiều người chơi đào ưa chuộng. Người dân ở vựa đào Xuân Du đang tích cực chăm sóc để hoa đào "khoe sắc" vào dịp Tết này.

“Du học” làm hồng treo theo công nghệ Nhật

“Du học” làm hồng treo theo công nghệ Nhật

Dù đã nghỉ hưu nhưng ông Trần Phú Lộc, 71 tuổi, chủ cơ sở Hồng treo Phú Lộc, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng vẫn quyết tâm “du học” tự túc để tìm hiểu công nghệ làm hồng treo của người Nhật. Ông cũng là một trong những người đầu tiên thành công khi ứng dụng công nghệ này, góp phần nâng tầm cho quả hồng Đà Lạt.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở Ninh Bình

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu cây trồng.

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đặc biệt là cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tại tỉnh Bình Phước, các hợp tác xã đang hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang giúp cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến gần cũng là thời điểm các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tập trung chăm sóc các loại cây để nở hoa đúng dịp Tết, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Năm nay, thời tiết có phần bất lợi nên các hộ trồng hoa cũng lo lắng, tốn nhiều công sức để chăm sóc và chuẩn bị cung ứng cho thị trường.

Biến vườn tạp thành vườn cây ăn trái lãi hàng trăm triệu đồng ở Kiên Giang

Biến vườn tạp thành vườn cây ăn trái lãi hàng trăm triệu đồng ở Kiên Giang

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng, khai thác tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, đất trống xung quanh nhà, bờ bao, sân vườn để trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, nuôi cá, gà, vịt… Qua đó, hình thành hàng chục mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế địa phương.

Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam đánh giá, Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng năm 2025” được triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, góp phần ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, thích ứng biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi sinh, môi trường.

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha. Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

Phụ nữ dân tộc thiểu số Sóc Trăng tự lực vươn lên, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Phụ nữ dân tộc thiểu số Sóc Trăng tự lực vươn lên, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sóc Trăng, tỉnh có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế trong hội viên, từng bước giúp hội viên thoát nghèo, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Gia Lai hướng tới mục tiêu bứt phá, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn

Gia Lai hướng tới mục tiêu bứt phá, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2025 đánh dấu chặng đường quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Với quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy tiềm năng sẵn có, tỉnh Gia Lai đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Để kịp xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho cảnh ở tỉnh Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho hàng ngàn chậu nho cảnh với nhiều giống nho và kiểu dáng độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu chơi cây cảnh vào ngày Tết của người dân.

Kon Tum chủ động giải pháp ứng phó sớm với hạn hán

Kon Tum chủ động giải pháp ứng phó sớm với hạn hán

Trước tình hình thời tiết có những diễn biến phức tạp, mưa ít, với tổng lượng mưa năm 2024 thấp hơn xấp xỉ 10% so với các năm trước, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành Kế hoạch số 4744/KH-UBND để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Sau bão số 3 (Yagi), một số nơi trồng đào tại tỉnh Yên Bái bị tàn phá nặng nề, một số diện tích đào bị ngập sâu. Sau 3 tháng cố gắng khắc phục, nhưng nhiều gốc đào vẫn bị chết khô la liệt, khiến người dân xót xa trong bất lực.

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, ông Rơ Châm Djuk, trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển thôn làng ngày càng khởi sắc.

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đang từng bước đổi thay tư duy và phương thức sản xuất. Tại Hà Nam, ngoài những mô hình trồng các loại hoa truyền thống đã xuất hiện nhiều mô hình trồng hoa công nghệ cao, ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong ngành nông nghiệp.

Quảng Ngãi trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi trưng bày sản phẩm OCOP

Nhằm quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm, tối 28/12, UBND thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đã tổ chức Chương trình "Không gian trưng bày sản phẩm OCOP" tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.

Quýt Nam Sơn tạo thu nhập bền vững cho người dân vùng cao Tân Lạc

Quýt Nam Sơn tạo thu nhập bền vững cho người dân vùng cao Tân Lạc

Xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đang vào mùa thu hoạch chính vụ quýt Nam Sơn. Hiện tổng diện tích trồng quýt Nam Sơn đạt hơn 100ha, có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Với ưu điểm vỏ mỏng, múi dày, ít hạt, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng, cây quýt Nam Sơn đang trở thành cây trồng có múi chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Quảng Ngãi tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết

Quảng Ngãi tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết

Hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Vì vậy các hộ chăn nuôi cũng liên tục tăng đàn vật nuôi. Điều này đồng nghĩa dịch bệnh dễ phát sinh. Do đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Đầu tư phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Đầu tư phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập. Tỉnh chú trọng phân bổ nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Nông dân Tiền Giang chuyển gần 4.000 ha sang trồng rau màu để “chung sống với lũ”

Nông dân Tiền Giang chuyển gần 4.000 ha sang trồng rau màu để “chung sống với lũ”

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như: Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, thị xã Cai Lậy khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng rau màu ở những địa bàn khó khăn thông qua các mô hình phù hợp và hiệu quả: chuyên canh màu, luân canh 1 vụ màu trong mùa lũ kết hợp 2 vụ lúa/năm… giúp nâng cao thu nhập cho nông dân vừa tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị tham gia thị trường.

Nuôi cua biển lãi hơn 100.000 đồng/kg thương phẩm

Nuôi cua biển lãi hơn 100.000 đồng/kg thương phẩm

Giá cua biển thương phẩm tại thị trường Trà Vinh trong những ngày cuối tháng 12/2024 đã bắt đầu tăng lên 10.000 – 15.000 đồng/kg. Cua gạch, cua thịt hiện được thu mua ở mức 250.000 – 350.000 đồng/kg (tùy loại), nông dân nuôi cua biển ở Trà Vinh đạt lợi nhuận bình quân 100.000 đồng/kg cua thương phẩm, tương đương lãi ròng khoảng 150 – 160 triệu đồng/ha/vụ.

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng miến Chi Lăng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại “sáng đèn” cả ngày lẫn đêm để “chạy” đơn hàng Tết. Sau hàng chục năm hình thành và phát triển, người làm miến ở Chi Lăng không chỉ giữ được nghề truyền thống mà còn hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Mô hình tôm - lúa được đánh giá là mô hình phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Ảnh: TTXVN

Trà Vinh khuyến khích sản xuất bền vững mô hình rừng – tôm, lúa – thủy sản

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang vận động, khuyến khích nông dân trong tỉnh tiếp tục giữ vững diện tích hơn 11.350 ha mô hình sản xuất rừng - tôm, lúa - thủy sản trong năm 2025. Đây là mô hình sản xuất bền vững vừa đem lại mức thu nhập cao về giá trị sản phẩm, vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái vùng ngập mặn của tỉnh.