Ngày 20/12, tại Hưng Yên, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác -Danh nhân văn hóa và giá trị di sản".
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi vịt theo công nghệ sạch quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những mô hình này, các hộ dân đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến về con giống, thức ăn, phương pháp chăn nuôi hiện đại; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
Lúc 10 giờ ngày 11/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã ban hành công điện hỏa tốc gửi các sở, ngành và các địa phương về việc phát lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng.
Sáng 29/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) – dự án trọng điểm quốc gia, lập nhiều kỷ lục, chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Với lợi thế giáp Thủ đô Hà Nội, những năm qua, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã vươn mình trở thành "điểm sáng" trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Những nỗ lực bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Giang đã được đền đáp xứng đáng khi vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023 và là huyện đầu tiên của tỉnh Hưng Yên đón nhận vinh dự này.
Tối 9/8, tại Quảng trường K – Town, thuộc Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 (huyện Văn Giang), UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức khai mạc Tuần lễ tôn vinh nhãn lồng Hưng Yên năm 2024.
Cùng với thương hiệu nhãn lồng, Hưng Yên còn được biết đến là cái nôi của vải lai chín sớm Phù Cừ, đặc biệt là quả vải trứng. Để nâng cao giá trị của loại nông sản này, các ngành chức năng của tỉnh đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho quả vải Hưng Yên.Huyện Phù Cừ là "thủ phủ" trồng vải của tỉnh Hưng Yên, với tổng diện tích 1.200 ha, trong đó vải lai chín sớm Phù Cừ 850 ha, còn lại là diện tích trồng vải trứng Hưng Yên. Năm nay, sản lượng vải toàn huyện ước đạt trên 14.000 tấn.
Những ngày này, người trồng vải trứng Hưng Yên đang bước vào vụ thu hoạch. Dù được bán với giá khá cao, từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg nhưng với ưu thế quả to, mã đẹp, vị ngọt thơm, cộng với việc các "thủ phủ" vải trên cả nước mất mùa, vải trứng Hưng Yên được đông đảo khách hàng ưa chuộng.
Hơn 2 thế kỷ qua, người dân xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) sống nương nhờ nghề đan đó. Từ lâu nghề đan đó đã trở thành niềm tự hào, truyền thống của người dân nơi đây.
Thời gian qua, Công ty Điện lực Hưng Yên (PC Hưng Yên) luôn chú trọng đầu tư xây dựng phát triển hệ thống trạm biến áp 110kV không người trực và đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Từng được ví như một "Tiểu Tràng An" của Việt Nam, Hưng Yên có hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đây là một trong những yếu tố để tạo nên vùng đất có bản sản văn hóa riêng biệt, trường tồn theo thời gian. Các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm đầu tư, trùng tu, tôn tạo các di tích để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, phát triển du lịch.
Chiều 1/3, Ban Tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo chủ đề "Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo", với sự tham dự của các hợp tác xã, doanh nhân trẻ và đại diện các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh.
Sáng 1/3, Ban Tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức Tọa đàm: “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với tài nguyên bản địa”, với sự tham gia của đông đảo thanh niên, nông dân, phụ nữ, hộ kinh doanh và các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Tối 29/2, thành phố Hưng Yên tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến và chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề "Phố Hiến tinh hoa hội tụ và phát triển".
Với bước chuyển mình mạnh mẽ, tỉnh Hưng Yên đang nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng, chú trọng các tiêu chí để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, qua đó "tiếp sức" giúp các địa phương về đích, chinh phục những mục tiêu mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Kết quả này là sự nỗ lực, sáng tạo của các cấp ủy, chính quyền và hơn cả là sự ủng hộ, chung sức, đồng lòng của nhân dân trong tỉnh. Đây chính là “chìa khóa” để mỗi làng, xã trên mảnh đất “xứ nhãn” đều là “những miền quê đáng sống”.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng góp sức của người dân, đến nay bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã thay đổi rõ nét, khoác lên mình "chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, chất lượng giáo dục, y tế hiện đại, mang lại sự hài lòng cho người dân. Hưng Yên là một trong ba địa phương đầu tiên của cả nước về đích xây dựng nông thôn mới, tỉnh có 102/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 153 khu dân cư được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
Hợp tác xã chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với thương hiệu "Gà Đông Tảo". Nuôi gà Đông Tảo không chỉ đem lại kinh tế cao cho các thành viên trong Hợp tác xã mà còn góp phần bảo vệ nguồn gen quý của giống gà này. Vừa qua, Hợp tác xã là một trong 63 hợp tác tiêu biểu toàn quốc được vinh danh tại Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" năm 2023 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Thực hiện dự án “Tăng cường khảo nghiệm để phát triển nhanh những giống cây trồng mới phục vụ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là dự án khảo nghiệm giống cây trồng), năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh đã lựa chọn những giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Bò thịt được xác định là một trong những đối tượng chủ lực trong phát triển chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên. Với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, mô hình này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người người dân.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi vịt theo công nghệ sạch, quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những mô hình này, các hộ dân đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến về con giống, thức ăn, phương pháp chăn nuôi hiện đại; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tỉnh Hưng Yên hiện có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như nhà kính có hệ thống điều chỉnh tự động, thiết bị cảm biến, camera theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, mô hình tưới phun tự động cho cây ăn quả là ví dụ điển hình cho sự hiệu quả đó.
Được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đang rất phấn khởi, bởi mô hình ‘Thâm canh cây ăn quả VietGAP” cho năng suất, hiệu quả kinh tế rõ rệt, so với phương pháp canh tác truyền thống; trong đó, mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, ở thôn Tiên Quán, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động là ví dụ điển hình cho sự hiệu quả đó.
Được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã thành công với mô hình ghép cá chép trong ao. Mô hình này không chỉ tăng năng suất, chất lượng mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Hưng Yên không chỉ sở hữu nhiều di sản văn hóa truyền thống mà còn là nơi còn giữ được nét đẹp đặc trưng của vùng Đồng bằng Bắc bộ với cây đa, bến nước, sân đình cổ kính... Tận dụng lợi thế này, Hưng Yên xác định du lịch nông thôn là loại hình du lịch đầy tiềm năng.
Thôn Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được mệnh danh "thủ phủ" của đồ chơi Trung thu truyền thống. Mỗi năm, cứ đến dịp Tết Trung thu, người dân nơi đây lại tất bật sản xuất những món đồ chơi truyền thống vốn đã gắn liền với tuổi thơ của trẻ em Việt Nam.
Ngày 8/9, tại thành phố Hưng Yên, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sen Hưng Yên”.
Hưng Yên là mảnh đất văn hiến, với bề dày di sản và giàu truyền thống cách mạng, nơi sinh ra nhiều bậc hào kiệt, nhà văn hóa lớn của đất nước. Nơi đây, hiện lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và hệ thống di tích lịch sử phong phú, đặc sắc… Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của Hưng Yên.
Ngoài việc bán nhãn cho thương lái, các nhà vườn còn kết hợp phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm. Việc các nhà vườn mở cửa đã góp phần đưa trái nhãn Hưng Yên đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.