Giữ lửa nghề “làng đó” Thủ Sỹ

Hơn 2 thế kỷ qua, người dân xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) sống nương nhờ nghề đan đó. Từ lâu nghề đan đó đã trở thành niềm tự hào, truyền thống của người dân nơi đây.

“Cá vào đó thì khó mà ra” - là câu ca dao xưa nhắc đến một vận dụng quen thuộc của nhà nông làm bằng tre nứa dùng để bắt tôm, cua, cá của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

IMG_2163.JPG
Đó là dụng cụ đánh bắt cá, tôm gắn liền với đời sống của người nông dân từ xa xưa. Ngoài đan đó, người dân Thủ Sỹ còn làm các dụng cụ mây tre đan như là đơm, lờ, dậm… Ảnh: Lệ Giang

Xã Thủ Sỹ hiện có khoảng hơn 500 người làm nghề đan đó, tập trung nhiều ở hai thôn Tất Viên và Nội Lăng.

IMG_2166 (1).JPG
Nguyên liệu để đan đó được chọn lựa kỹ càng để cho sản phẩm bền đẹp. Ảnh: Lệ Giang

Nguyên liệu để sản xuất ra những chiếc đó thường là tre nứa già được chuyển từ rừng về.

IMG_2217.JPG
Các công đoạn đan đó được thực hiện tỷ mỉ từng khâu. Ảnh: Lệ Giang

Đầu tiên người thợ phải sử dụng dao thật khéo để chẻ những thanh nứa, thanh tre thành các nan đan các loại. Mỗi loại nan sẽ có các kích thước khác nhau và đặc biệt phải vót thật đều và mỏng. Thường công đoạn này sẽ do đàn ông thực hiện bởi tốn khá nhiều công sức.

IMG_2218 (1).JPG
Nghề đan đó rất cần sự khéo tay và tỉ mỉ, một chiếc đó đẹp phải được đan cân đối, đường đan phải đều nhau cả trong lẫn ngoài. Ảnh: Lệ Giang

Nan sau khi được chẻ gọn ghẽ và chia ra từng loại một, có độ dài vừa phải và kích cỡ tiêu chuẩn cho từng loại sản phẩm, người thợ bắt đầu tỉ mỉ đan từng công đoạn sao cho hoàn hảo nhất. Để hoàn thành một chiếc đó, người thợ phải đan khoảng một tiếng.

IMG_2184.JPG
Để tăng tuổi thọ những chiếc đó, bà con sử dụng phương pháp hun khói để đó có màu cánh gián, bóng, bền chắc, không bị mối mọt. Ảnh: Lệ Giang

Khi hoàn thành, chiếc đó có hình bầu dục, hai đầu vô cùng chắc chắn, đuôi nhọn, miệng tròn nhỏ được bán với giá từ 20 nghìn đến 40 nghìn đồng/chiếc.

IMG_2164.JPG
Những chiếc đó đã hoàn thành được sắp ngay ngắn để mang đi tiêu thụ. Ảnh: Lệ Giang

Hằng năm, làng nghề Thủ Sỹ cung cấp khoảng 600.000 sản phẩm cho các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định,... nơi có những cánh đồng chiêm trũng và nhiều kênh mương, sông ngòi.

Thiết kế chưa có tên.png
Niềm vui đan đó của những người thợ say nghề. Ảnh: Lệ Giang

Những chiếc đó xuất xứ từ làng Thủ Sỹ giờ đây không chỉ là ngư cụ quen thuộc của người dân mà còn dần trở thành sản phẩm trang trí nội thất được ưa chuộng trong và ngoài nước tạo nên không gian đậm chất làng quê Việt.

IMG_2179.JPG
Những chiếc đó theo chân người thợ đi khắp muôn nơi. Ảnh: Lệ Giang
IMG_2170.JPG
Các cụ cao tuổi giữ nghề đan đó như giữ nét văn hóa cho thế hệ mai sau. Ảnh: Lệ Giang

Xã hội ngày càng phát triển, những chiếc đó không còn là sản phẩm chủ lực về kinh tế đối với bà con Thủ Sỹ nhưng các cụ cao tuổi vẫn say nghề như một cách giữ văn hóa hồn quê cho thế hệ mai sau.

Lệ Giang

(̣Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm