Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến gần cũng là thời điểm các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tập trung chăm sóc các loại cây để nở hoa đúng dịp Tết, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Năm nay, thời tiết có phần bất lợi nên các hộ trồng hoa cũng lo lắng, tốn nhiều công sức để chăm sóc và chuẩn bị cung ứng cho thị trường.

potal-nha-vuon-dak-lak-tap-trung-cham-soc-hoa-phuc-vu-tet-nguyen-dan-7796188.jpg
Làng hoa Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tất bật ngắt nụ hoa cúc đại đóa để có những chậu cúc đẹp và hoa nở đều trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Từ đầu tháng 12 âm lịch, mỗi nhà vườn tại vùng trồng mai Tết xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột lại thuê hàng chục nhân công tiến hành công đoạn lặt lá, chăm nụ… nhằm canh chỉnh thời gian ra hoa của cây đúng vào Tết Nguyên đán.

Có thâm niên trồng hoa mai 30 năm - ông Vũ Minh Sơn, thôn 2, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, năm nay, gia đình trồng 200 gốc mai để bán và cho thuê trang trí Tết (thuê 2-3 triệu đồng/cây, bán 5-6 triệu đồng/cây). Thời điểm này, gia đình cũng thuê gần 10 nhân công để tiến hành nhặt lá, bấm tỉa cành khô và canh thời tiết tưới nước cho hoa nở đúng dịp Tết.

potal-nha-vuon-dak-lak-tap-trung-cham-soc-hoa-phuc-vu-tet-nguyen-dan-7796186.jpg
Nhà vườn tại Làng hoa Khánh Xuân tập trung chăm sóc chuẩn bị phục vụ thị trường tiêu thụ trong dịp Tết. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ mai Tết ở Đắk Lắk cũng trở nên khó khăn hơn khi phải cạnh tranh với nhiều dòng mai ở các tỉnh miền Tây, Nam Trung bộ… Do đó, từ nay đến thời điểm cây ra hoa, nhà vườn phải chăm sóc tích cực cho cây mai, nhất là theo dõi diễn biến của thời tiết để điều chỉnh cách nuôi dưỡng nhằm tạo ra những cây mai đẹp mắt, chinh phục được khách hàng khó tính.

Dự kiến, hàng trăm cây mai của gia đình sẽ tham gia Chợ hoa Xuân Ất Tỵ tại thành phố Buôn Ma Thuột từ ngày 14/12-29/12 âm lịch. Đây cũng là dịp để người trồng mai nói riêng và hoa Tết nói chung tiêu thụ sản phẩm sau một năm kỳ công canh tác. Hy vọng thị trường hoa Tết năm nay sẽ sôi động và đem lại nhiều kết quả tích cực cho nhà vườn trồng hoa tại Đắk Lắk. Ông Vũ Minh Sơn cho hay.

potal-nha-vuon-dak-lak-tap-trung-cham-soc-hoa-phuc-vu-tet-nguyen-dan-7796180.jpg
Cúc đại đóa là loài hoa phổ biến tại làng hoa Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Ghi nhận tại làng hoa Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột từ đầu tháng 12 âm lịch, trên những cánh đồng hoa, mọi nhà vườn đều tất bật chăm sóc hoa để kịp tung ra thị trường đúng dịp Tết Nguyên đán.

Bà Nguyễn Thị Kim Phương, tổ dân phố 8, phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, từ tháng 8/2024, gia đình bắt đầu xuống giống để trồng hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán với số lượng 2.000 chậu hoa cúc pha lê. Tuy nhiên, thời tiết năm nay mưa nhiều, độ ẩm cao khiến nhiều cây hoa bị bệnh dẫn đến vàng lá, chết cây ngay khi chuẩn bị xuất hàng. Do đó, thời điểm này người trồng hoa cũng tập trung vào khâu trị bệnh cho cây; loại bỏ những cây không còn khả năng ra hoa; chăm sóc tích cực cho số lượng cây còn lại để kịp phục vụ thị trường Tết.

potal-nha-vuon-dak-lak-tap-trung-cham-soc-hoa-phuc-vu-tet-nguyen-dan-7796187.jpg
Hoa mai được các nhà vườn chăm sóc kỹ lưỡng vì có giá trị kinh tế cao và “kén chọn” khách mua. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Thông thường vào các năm trước, thương lái đều đến chốt toàn bộ hoa trong tháng 11 âm lịch, tuy nhiên năm nay đến đầu tháng 12 âm lịch hầu như các nhà vườn mới chốt được 1/3 lượng hoa. Ngoài ra, năm nay chi phí đầu tư, nhân công chăm sóc cũng tăng cao hơn nên nhà vườn rất lo lắng khi thị trường tiêu thụ kém sôi động và thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Bà Nguyễn Thị Kim Phương cho biết thêm.

Tương tự, bà Phạm Thị Thu Huyền, tổ dân phố 8, phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột chia sẻ, năm nay nhà vườn xuống giống 1.000 chậu cúc đại đóa, 5.000 chậu hoa mini (cúc vạn thọ, cúc mâm xôi) với chi phí đầu tư hơn 100 triệu đồng. Thời điểm này, nhà vườn đang tất bật cho giai đoạn ngắt nụ với khoảng 100 công ngắt hoa. Đây cũng là giai đoạn cây làm nụ nên phải đầu tư nhiều phân bón, nước tưới để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp hoa nở đều, cây xanh tốt.

potal-nha-vuon-dak-lak-tap-trung-cham-soc-hoa-phuc-vu-tet-nguyen-dan-7796191.jpg
Hoa mai được các nhà vườn chăm sóc kỹ lưỡng vì có giá trị kinh tế cao và “kén chọn” khách mua. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Mặc dù năm nay việc chốt vườn diễn ra chậm hơn các năm trước nhưng người trồng hoa vẫn tập trung vào khâu chăm sóc để cung ứng ra thị trường những sản phẩm tốt, đẹp nhất có thể. Đồng thời kỳ vọng vào giai đoạn giáp Tết Nguyên đán thị trường sẽ nhộn nhịp và đem về nguồn lợi kinh tế ổn định cho người trồng hoa.

Chị Nguyễn Thu Hương, thương lái ở thành phố Buôn Ma Thuột nhận xét, năm nay thương lái vẫn thu mua hoa Tết ổn định, tuy nhiên bản thân và nhiều thương lái chốt vườn hoa muộn hơn các năm trước là nhằm quan sát chất lượng hoa và chốt giá sát hơn so với thị trường, nhất là đánh giá về thời gian nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán để thuận lợi hơn cho việc kinh doanh. Đặc biệt, năm nay, do thời tiết bất lợi nên rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng cây và thời điểm nở hoa nên việc thương lái chốt vườn muộn hơn so với các năm trước để hạn chế việc thua lỗ và đáp ứng đúng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

potal-nha-vuon-dak-lak-tap-trung-cham-soc-hoa-phuc-vu-tet-nguyen-dan-7796184.jpg
Nhà vườn chăm sóc hoa phục vụ Tết Nguyên đán. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Theo Chủ tịch Hội Nông dân phường Khánh Xuân Nguyễn Đình Phúc, nghề trồng hoa đã phát triển ở địa phương hơn 10 năm và hình thành nên làng hoa Khánh Xuân với quy mô lớn và đa dạng loài hoa, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần cũng là thời điểm các nhà vườn bước vào giai đoạn “nước rút”, tập trung chăm sóc các loại hoa để chuẩn bị đưa ra thị trường phục vụ người dân vui xuân đón Tết.

Qua nhiều năm trồng hoa, các nhà vườn ngày càng có kinh nghiệm và chăm sóc hoa đẹp, nở đúng thời điểm. Tuy nhiên, hiện sức tiêu thụ tương đối chậm so với những năm trước khiến nhiều hộ trồng hoa lo lắng. Hội Nông dân phường cũng đã động viên các nhà vườn yên tâm sản xuất, tập trung chăm sóc hoa đạt chất lượng, mẫu mã đẹp và kỳ vọng thời điểm cận Tết Nguyên đán sức mua sẽ tăng cao, đặc biệt năm nay giá cả các loại nông sản đều tăng, thu nhập của người dân ổn định nên dự báo nhu cầu tiêu thụ hoa Tết cũng tăng theo và đem lại lợi nhuận tốt cho người trồng hoa - ông Nguyễn Đình Phúc chia sẻ.

Tuấn Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bạc Liêu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến từ muối

Bạc Liêu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến từ muối

Bạc Liêu sẽ tiếp tục duy trì nghề sản xuất muối và nâng tầm giá trị của hạt muối thông qua việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối và giảm giá thành sản phẩm; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm muối Bạc Liêu trên thị trường; tăng lợi nhuận và góp phần cải thiện cuộc sống cho diêm dân.

Nghệ An: Trải nghiệm không khí chợ hải sản lúc rạng sáng nơi miền chân sóng

Nghệ An: Trải nghiệm không khí chợ hải sản lúc rạng sáng nơi miền chân sóng

Huyện ven biển Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20 km đường bờ biển với hơn 500 phương tiện tàu, thuyền chuyên khai thác hải sản. Chợ Lạch Vạn (xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu) nằm cạnh cảng cá Lạch Vạn, là chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn huyện Diễn Châu, nơi tập trung nguồn hải sản lớn nhất của ngư dân các xã, thị trấn ven biển, bãi ngang của địa phương. Chợ bán buôn sôi nổi nhất vào thời điểm rạng sáng với vô số loài cá, tôm, cua, ghẹ, ốc, mực... Vào dịp gần Tết, ngư dân tăng tần suất, gối chuyến vươn khơi nên không khí chợ Lạch Vạn càng nhộn nhịp, tất bật.

Làng biển Ngư Lộc “đỏ lửa” vụ cá nướng

Làng biển Ngư Lộc “đỏ lửa” vụ cá nướng

Cận Tết Nguyên đán, bà con làng biển Ngư Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) lại tất bật từ sáng sớm đến tận đêm khuya để kịp làm những mẻ cá nướng thơm ngon phục vụ khách hàng. Mùi cá nướng thơm nức quyện với cái rét ngọt những ngày cuối năm khiến mọi người có cảm giác Tết đã cận kề.

Xây dựng thương hiệu bánh chưng, bánh giầy tại các làng nghề Phú Thọ

Xây dựng thương hiệu bánh chưng, bánh giầy tại các làng nghề Phú Thọ

Những ngày áp Tết Nguyên đán, tại khắp các làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ liên tục đỏ lửa, mỗi ngày cho ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Các làng nghề như Cát Trù (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê); làng Xốm (xã Hùng Lô), làng Mộ Chu Hạ (phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì); làng Trúc Phê (thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông) từ lâu đã xây dựng được thương hiệu riêng, tạo danh tiếng cho sản phẩm bánh chưng, bánh giầy của làng.

Nâng tầm thương hiệu đặc sản cam Vinh

Nâng tầm thương hiệu đặc sản cam Vinh

Với ý tưởng nâng tầm thương hiệu đặc sản cam Vinh, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn ở Nghệ An đã bắt đầu chuyển mình, phát triển diện tích, nâng chất lượng sản phẩm và nghiên cứu đầu tư sâu sản phẩm chế biến từ loại cây có múi này. Cam Vinh cũng chính là sản phẩm đặc trưng phục vụ khách du lịch, làm quà tặng, quà biếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề cũng là khoảng thời gian vựa đào phai nổi tiếng xứ Thanh ở xã miền núi Xuân Du (huyện Như Thanh) đồng loạt bung nở. Với đặc điểm nụ hoa mập, khi nở bung ra màu phớt hồng, nụ mập, hoa to, cánh đẹp, chồi lá biếc xanh nên hoa đào Xuân Du có nét đặc trưng không lẫn với hoa đào các vùng khác và là loài hoa được nhiều người chơi đào ưa chuộng. Người dân ở vựa đào Xuân Du đang tích cực chăm sóc để hoa đào "khoe sắc" vào dịp Tết này.

Sản phẩm OCOP Bà Rịa-Vũng Tàu vào cao điểm vụ Tết

Sản phẩm OCOP Bà Rịa-Vũng Tàu vào cao điểm vụ Tết

Bước vào tháng cuối năm âm lịch, hàng loạt các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lại rộn ràng vào mùa sản xuất để bán phục vụ thị trường Tết. Sản phẩm đặc trưng của địa phương có sức tiêu thụ tăng so với ngày thường. Để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường, các đơn vị, chủ thể có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đang tích cực sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng…

Độc đáo những làng nghề nướng cá nổi tiếng xứ Nghệ

Độc đáo những làng nghề nướng cá nổi tiếng xứ Nghệ

Cá nướng là món ăn truyền thống đậm nét văn hóa đặc trưng của người dân xứ Nghệ và là đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa cơm sum họp gia đình hay làm quà biếu cho khách quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Cận kề Tết Nguyên đán, nhiều làng nướng cá nổi tiếng ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha. Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

Vựa rau Tuy Lộc tất bật vào vụ Tết

Vựa rau Tuy Lộc tất bật vào vụ Tết

Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tất bật chăm sóc rau xanh để đảm bảo cung ứng cho thị trường Tết.

Chế biến lươn không chỉ giúp bảo quản lươn tươi lâu hơn khi cấp đông mà còn giúp cho hương vị món ăn được ngon hơn. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Làng nghề truyền thống ở Nghệ An chạy đua sản xuất hàng Tết

Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, không khí tại các làng nghề truyền thống ở Nghệ An đang sôi động và khẩn trương hơn bao giờ hết. Hàng loạt làng nghề như bánh đa, làm hương, làm miến... đang huy động tối đa nhân lực và thiết bị để đáp ứng kịp thời các đơn hàng đã đặt trước. Đặc biệt, sự kết hợp giữa việc tích cực xây dựng, quảng bá thương hiệu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã giúp các sản phẩm truyền thống dần khẳng định vị thế trên thị trường cả trong và ngoài tỉnh.

Làng hương Báo Ân rộn ràng vào vụ Tết

Làng hương Báo Ân rộn ràng vào vụ Tết

Những ngày này, tại làng nghề làm hương truyền thống thôn Báo Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đang nhộn nhịp sản xuất để kịp cho ra những nén hương thơm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản vùng cao

Nâng tầm thương hiệu nông sản vùng cao

Là tỉnh nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang không chỉ nổi tiếng bằng những danh lam thắng cảnh hút hồn, mà còn gây ấn tượng với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đã đạt chứng nhận OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Điều này không chỉ góp phần khẳng định thương hiệu nông sản địa phương, mà còn tạo động lực đổi với phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Bến Tre đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dừa xuất khẩu

Bến Tre đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dừa xuất khẩu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, nhằm thực hiện tốt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 và Nghị quyết 07-NQ/TU của Tỉnh uỷ Bến Tre về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh tập trung xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với cây dừa gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Thủ phủ lươn nổi tiếng xứ Nghệ vào vụ Tết

Thủ phủ lươn nổi tiếng xứ Nghệ vào vụ Tết

Nằm ở vùng trũng cuối xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), những ngày này, người dân làng Phan Thanh đang tất bật chuẩn bị đơn hàng, tập trung cao điểm cho việc sơ chế các sản phẩm từ lươn để phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Sản phẩm OCOP - "Đại sứ" văn hóa của Hà Giang

Sản phẩm OCOP - "Đại sứ" văn hóa của Hà Giang

Là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, tỉnh Hà Giang xác định phải đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm OCOP gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế và nét văn hóa phong tục tập quán sản xuất của người dân địa phương.

Quảng Ngãi trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi trưng bày sản phẩm OCOP

Nhằm quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm, tối 28/12, UBND thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đã tổ chức Chương trình "Không gian trưng bày sản phẩm OCOP" tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.

Gìn giữ tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Gìn giữ tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Với lịch sử tồn tại gần 6 thế kỷ, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương) đã trở thành biểu tượng của làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình. Trải qua biến cố, thăng trầm của lịch sử và dòng chảy xã hội hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày ngày nỗ lực gìn giữ nét tinh hoa độc đáo hiếm nơi nào có được để thương hiệu “chạm bạc Đồng Xâm” còn mãi.

Quýt Nam Sơn tạo thu nhập bền vững cho người dân vùng cao Tân Lạc

Quýt Nam Sơn tạo thu nhập bền vững cho người dân vùng cao Tân Lạc

Xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đang vào mùa thu hoạch chính vụ quýt Nam Sơn. Hiện tổng diện tích trồng quýt Nam Sơn đạt hơn 100ha, có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Với ưu điểm vỏ mỏng, múi dày, ít hạt, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng, cây quýt Nam Sơn đang trở thành cây trồng có múi chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Lan tỏa giá trị thương hiệu truyền thống đặc trưng hàng hóa của Nghệ An

Lan tỏa giá trị thương hiệu truyền thống đặc trưng hàng hóa của Nghệ An

Một trong những nét nổi bật của Chương trình OCOP là bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của từng địa phương. Hiện, tỉnh Nghệ An đang phát triển sản phẩm OCOP theo một số nhóm sản phẩm ưu tiên như nông nghiệp, phi nông nghiệp; dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương; trong đó, chú trọng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng.

200 gian hàng sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt

200 gian hàng sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt

Tối 24/12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt năm 2024 tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Kon Tum tăng cường thu hút, xúc tiến đầu tư

Kon Tum tăng cường thu hút, xúc tiến đầu tư

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các Khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Kon Tum đã làm tốt công tác thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư. Cụ thể, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Kon Tum trong năm cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, chứng nhận đầu tư cho 07 dự án…..Hiện tại, các khu kinh tế, khu công nghiệp hiện có 98 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 2.487 tỷ đồng.

"Thủ phủ" nho Ninh Thuận chuẩn bị cho vụ Tết năm 2025

"Thủ phủ" nho Ninh Thuận chuẩn bị cho vụ Tết năm 2025

Thời điểm này, các nhà vườn, trang trại, hợp tác xã trồng nho tại “thủ phủ” nho Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc các giống nho, ăn tươi mới chất lượng cao để kịp chín, sẵn sàng đón khách đến tham quan và thưởng thức nho ngay tại vườn nhân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa

Chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa

Tỉnh Thái Nguyên với trên 22.300 ha chè, sản lượng mỗi năm đạt trên 272.000 tấn, dẫn đầu cả nước về sản xuất chè. Tuy nhiên, sản phẩm chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, xuất khẩu chè của tỉnh có sản lượng và giá trị thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Nghề thêu ở xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) có từ khá sớm, khoảng 200 năm về trước. Những năm gần đây do khó khăn về thị trường, nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng bị mai một dần. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Cao Bính (thôn Bùi Xá, xã Minh Lãng) luôn tâm huyết và tìm hướng đi riêng bằng dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp.