Giảm mạnh số hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: Qua rà soát, đến cuối năm 2024, số hộ nghèo của tỉnh còn 4.430 hộ, chiếm 1,32% tổng số hộ. Như vậy, trong năm, Sóc Trăng đã giảm được 1,42% số hộ nghèo, tương đương với 4.776 hộ thoát nghèo. Số hộ cận nghèo cũng giảm mạnh với 8.297 hộ. Hiện tỉnh còn 17.063 hộ cận nghèo, tương đương với 5,08% tổng số hộ toàn tỉnh. Đây là một nỗ lực lớn của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng trong thực hiện có hiệu quả chương trình chính sách giảm nghèo, chương trình hỗ trợ phát triển đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mà tỉnh được thụ hưởng những năm gần đây.

potal-soc-trang-giam-tren-4000-ho-ngheo-nam-2024-7742660.jpg
Bà Sơn Thị Sương, xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) có thêm thu nhập, giúp thoát nghèo từ mô hình đan đát. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Theo ông Trần Khắc Trung, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng: Qua 3 năm triển khai chương trình, đến nay tỉnh có 15/24 mục tiêu và 16/40 chỉ tiêu cụ thể đạt và vượt so với Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025. Các chỉ tiêu còn lại phấn đấu đảm bảo thực hiện đúng lộ trình hằng năm và dự kiến đến năm 2025 thực hiện đạt các chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

Tính chung, từ năm 2022 đến nay, Sóc Trăng đã thực hiện tổng nguồn vốn Trung ương đầu tư trên 915 tỷ đồng và gần 97 tỷ đồng vốn từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn. Từ nguồn vốn này, tỉnh đã triển khai hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ba năm qua, tỉnh đã giải ngân gần 190 tỷ đồng, giúp nhiều hộ nghèo khó có nhà, có đất sản xuất và nước sạch sinh hoạt. Dự án Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững cũng được triển khai tại Sóc Trăng, đã giải ngân hơn 30 tỷ đồng trong số 63 tỷ đồng ngân sách được phân bổ để hỗ trợ người dân tạo sinh kế, phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao…

Thị xã Vĩnh Châu là địa phương vùng biên giới biển có đông đồng bào dân tộc thiểu số, với hơn 52% người Khmer và 17% người Hoa. Ông Trần Trí Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết: Được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh, các cấp, ngành, lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã đã chỉ đạo quyết liệt, cả hệ thống chính trị của thị xã cùng vào cuộc mạnh mẽ trong thực hiện chính sách dân tộc, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt.

potal-soc-trang-giam-tren-4000-ho-ngheo-nam-2024-7742655.jpg
Vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng ngày càng khởi sắc từ chương trình giảm nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Vui mừng trong căn nhà mới, ông Kim Cươl ở khóm Wath Pích, Phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu cho biết: Trước đây gia đình khó khăn, nhà cửa dột nát, nắng mưa không đủ che chắn, được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng cùng với tiền tiết kiệm, gia đình xây dựng được căn nhà khang trang nên bây giờ yên tâm làm ăn. Gia đình ông còn được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn với số tiền 10 triệu đồng. Ông Kim Cươl chia sẻ: "Với số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, con tôi đã học được nghề cơ khí làm sắt, làm nhôm, mua được máy móc, mở tiệm làm tủ, đóng bàn ghế cho người ta nên cũng có thu nhập ổn định hơn trước đây".

Gia đình ông Sơn Thal, người dân tộc Khmer ở ấp Phônôcambôth, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên trước đây rất khó khăn, nay cũng đã thoát nghèo. Ông cho hay: Hơn chục năm trước, được Nhà nước hỗ trợ một con bò giống từ Chương trình 135; đến nay, gia đình ông phát triển đàn bò được 16 con và đã bán 5 con lấy tiền cất nhà mới. Ông còn chia bò giống cho các con để gây đàn mới. Nay, con ông cũng có đàn bò 6 con, kinh tế bớt khó khăn. Nhờ nuôi bò thịt mà gia đình ông đã thoát nghèo, có tiền chuộc 4 công đất (4.000 m2) và mua thêm được 4 công đất làm ruộng kết hợp trồng cỏ nuôi bò, đời sống cũng dần khấm khá lên.

Có thể nói, những hỗ trợ hiệu quả từ các chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang góp phần tạo đà nâng cao đời sống người dân ở địa phương và cũng là tiền đề cho Sóc Trăng phát triển nhanh hơn nữa. Thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất; thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản. Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn đã chỉ đạo: Các cấp ngành, địa phương, cả hệ thống chính trị huy động sức mạnh, huy động nguồn vốn, nguồn xã hội hóa, phấn đấu đến ngày 30/9/2025 hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát cho hơn 8.400 hộ nghèo khó khăn về nhà ở, tạo điều kiện cho người dân an cư lạc nghiệp; góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc.

Trung Hiếu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới, thuộc 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 39,3%. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm giúp nhân dân vùng biên đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Đồng thời, thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 9/1, một trận động đất có độ lớn 4.2 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Trong năm 2024, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, đứng vào nhóm các tỉnh có số ca tử vong cao của cả nước. Đến đầu năm 2025, một trường hợp tử vong nghi do bệnh này vừa xảy ra tại huyện Krông Ana tiếp tục dấy lên nỗi lo về nguy cơ lây lan bệnh.

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Từ ngày 7 - 8/1, Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người dân các xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Thái Nguyên đang dồn lực triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thái Nguyên đã có nhà mới, kiên cố để đón mùa xuân mới thêm vui.

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có diện tích gần 46.500 ha, trong đó hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tăng cường áp dụng công nghệ bẫy ảnh để điều tra, giám sát, đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, từ đó có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất. Chính quyền và người dân đã nhiều lần nỗ lực gia cố nhưng theo thời gian, sạt lở ngày càng lấn sâu vào đất cồn, làm ảnh hưởng đời sống, thiệt hại nhiều diện tích đất, nhà ở và cây trồng của người dân. Bất an, lo lắng, nhiều hộ phải rời cồn để tìm nơi khác sinh sống. Những hộ còn ở lại “bám” cồn thì ngày đêm lo sạt lở.

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, những thành tựu đạt được trong trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đặc biệt là người yếu thế. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý vẫn còn hạn chế do rào cản về ngôn ngữ và địa lý. Để xóa bỏ rào cản này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên và chính quyền địa phương đã không ngừng nỗ lực truyền thông, cung cấp dịch vụ pháp lý, giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình. Nhờ vậy, người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế được bảo vệ quyền lợi hợp pháp và củng cố niềm tin vào hệ thống pháp luật.

Thời tiết ngày 7/1/2025: Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Thời tiết ngày 7/1/2025: Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/1, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 21-24 độ C. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi.

Bắt đối tượng Sùng A Di mua bán trái phép chất ma túy

Bắt đối tượng Sùng A Di mua bán trái phép chất ma túy

Thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Điện Biên) cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ thành công một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ gồm 6 bánh heroin và 12.000 viên ma túy tổng hợp.

Thanh Hóa kiểm soát chặt các nguy cơ bùng phát dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

Thanh Hóa kiểm soát chặt các nguy cơ bùng phát dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến đầu tháng 1/2025, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 334 ca nghi mắc sốt xuất huyết, 185 ca tay chân miệng, 3 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn (trong đó có 2 trường hợp tử vong), 3 ca mắc bạch hầu, 64 trường hợp mắc bệnh ho gà...

Hiện thực ước mơ an cư cho hộ nghèo ở Long An

Hiện thực ước mơ an cư cho hộ nghèo ở Long An

Những năm qua, với quan điểm “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Mỗi người dân Long An đều được hưởng thành quả tăng trưởng”, tỉnh đã và đang tập trung cân đối nguồn lực cùng với vận động xã hội hóa để chăm lo tốt nhất đời sống cho nhân dân, trong đó có chính sách về nhà ở.

Thời tiết ngày 6/1/2025: Bắc Bộ sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 6/1/2025: Bắc Bộ sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 6/1, khu vực Bắc Bộ có nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Sáng và đêm trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 22-25 độ C. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Lễ trao Giải Diên Hồng - Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Lễ trao Giải Diên Hồng - Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Tối 5/1, Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba năm 2025 đã được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Đây là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2025).

Tặng 1.300 suất quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Nam

Tặng 1.300 suất quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Nam

Trong hai ngày (4 - 5/1), Cơ quan Thường trú khu vực miền Trung - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam, Hội Thầy thuốc Trẻ thành phố Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức Chương trình “Trao quà Tết - Kết nối yêu thương Xuân Ất Tỵ 2025”.