Một buổi lễ cúng vía của người Khơ mú ở Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ |
Cúng vía cầu may mắn
Ở Nghệ An, người Khơ mú cư trú nhiều nhất ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… với tổng số khoảng 40.000 người. Trong quan niệm tâm linh của mình, người Khơ mú tin rằng mỗi người đều có vía. Cũng như cơ thể con người, vía lúc yếu, lúc khỏe, khi đói, khi no. Thậm chí vía cũng có khi đi lạc không tìm thấy đường về, thậm chí bị các thế lực thần linh bắt giữ. Lại có trường hợp vì một việc làm sai trái vô tình nào đó khiến cho vía giận dỗi mà bỏ đi hoặc gây hại cho người.
Ngoài ra, ngôi nhà, gian bếp, cây lúa, thậm chí là một số phần trên cơ thể người cũng có một vía riêng. Chính vì quan niệm này mà hồn vía bao phủ gần như mọi mặt trong đời sống con người.
Người đưa ra gợi ý gia chủ làm lễ vía trong cộng đồng Khơ mú thường là thầy mo. Sau khi gặp một bất trắc nào đó, người ta đến hỏi và thầy mo sẽ “phán” bảo là vía đi lạc hay bị ốm yếu cần phải gọi về cho ăn uống, mặc đẹp thì người sống mới được khỏe mạnh. Trường hợp khi làm vía cho người chuẩn bị đi xa hay xa nhà lâu ngày trở về, người vừa có người thân mất thì người ta không nhất thiết hỏi thầy mo, chỉ việc chọn một ngày đẹp nào đó trong tháng.
Theo quan niệm của nhiều cộng đồng thiểu số ở Nghệ An, trong đó có người Khơ mú thì mỗi khi hồn vía gặp sự cố hay giận dỗi bỏ đi thì cơ thể con người hoặc việc làm ăn sẽ không gặp thuận lợi. Vì thế phải làm lễ gọi vía (hoọng văn) và giữ vía (hằng văn), gọi chung hai lễ này là cúng vía.
Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về... Cũng có trường hợp hi hữu khi ai đó vô ý đột nhập căn bếp “ma nhà” là nơi cấm kị của người Khơ mú, đôi khi sẽ phải làm vía do bị gia chủ phạt vạ.
Ở Nghệ An, người Khơ mú cư trú nhiều nhất ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… với tổng số khoảng 40.000 người. Trong quan niệm tâm linh của mình, người Khơ mú tin rằng mỗi người đều có vía. Cũng như cơ thể con người, vía lúc yếu, lúc khỏe, khi đói, khi no. Thậm chí vía cũng có khi đi lạc không tìm thấy đường về, thậm chí bị các thế lực thần linh bắt giữ. Lại có trường hợp vì một việc làm sai trái vô tình nào đó khiến cho vía giận dỗi mà bỏ đi hoặc gây hại cho người.
Ngoài ra, ngôi nhà, gian bếp, cây lúa, thậm chí là một số phần trên cơ thể người cũng có một vía riêng. Chính vì quan niệm này mà hồn vía bao phủ gần như mọi mặt trong đời sống con người.
Người đưa ra gợi ý gia chủ làm lễ vía trong cộng đồng Khơ mú thường là thầy mo. Sau khi gặp một bất trắc nào đó, người ta đến hỏi và thầy mo sẽ “phán” bảo là vía đi lạc hay bị ốm yếu cần phải gọi về cho ăn uống, mặc đẹp thì người sống mới được khỏe mạnh. Trường hợp khi làm vía cho người chuẩn bị đi xa hay xa nhà lâu ngày trở về, người vừa có người thân mất thì người ta không nhất thiết hỏi thầy mo, chỉ việc chọn một ngày đẹp nào đó trong tháng.
Theo quan niệm của nhiều cộng đồng thiểu số ở Nghệ An, trong đó có người Khơ mú thì mỗi khi hồn vía gặp sự cố hay giận dỗi bỏ đi thì cơ thể con người hoặc việc làm ăn sẽ không gặp thuận lợi. Vì thế phải làm lễ gọi vía (hoọng văn) và giữ vía (hằng văn), gọi chung hai lễ này là cúng vía.
Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về... Cũng có trường hợp hi hữu khi ai đó vô ý đột nhập căn bếp “ma nhà” là nơi cấm kị của người Khơ mú, đôi khi sẽ phải làm vía do bị gia chủ phạt vạ.
Các nghi lễ trong lễ cúng vía được thực hiện bởi thầy mo. Ảnh: Đào Thọ; Kỹ thuật: Hữu Quân |
Gọi và giữ hồn vía bảo vệ bản thân, gia đình
Lễ cúng vía bình thường có hai phần: gọi vía và giữ vía. Thầy cúng gom áo của những người cần làm lễ trong gia đình, ôm đến đầu bản hoặc nơi ngã ba đường và cúng gọi vía. Bài cúng có nội dung hỏi thăm xem hồn vía đang ở đâu, làm gì? Đi lạc hay đang giận dỗi gì đó thì cũng bỏ quá mà về ăn xôi thịt.
Sau đó, thầy cúng trở về nhà, trong khi gia chủ bày mâm cúng ra gian trong ngôi nhà. Nơi đây cũng là trung tâm của lễ làm vía. Lễ vật thường gồm một con gà, xôi đựng trong một dụng cụ đan bằng nứa gọi là “ép” và rượu. Ngoài ra còn có một ít gạo. Những nhà khá giả còn bày bạc nén, vải vóc làm lễ vật cho hồn vía. Phần này là lễ giữ vía.
Bài cúng trong lễ giữ vía có nội dung mời hồn vía ăn thịt, ăn xôi và bảo vệ thân thể con người cũng như gia đình. Trong khi thầy cúng làm lễ, những người trong gia đình ngồi cạnh mâm và mỗi khi thầy cúng báo là hồn vía đã sẵn sàng nhận lễ vật thì cùng nhau nâng mâm cơm lên mời vía.
Người Khơ mú ở Nghệ An cúng hồn vía cầu bình an, may mắn |
Lễ vía của người Khơ mú có nhiều nét tương đồng với người Thái. Ngoài việc dùng bài cúng bằng tiếng Thái thì quan niệm về việc làm vía cũng khá gần gũi nhau. Tuy nhiên, lễ gọi vía của người Khơ mú vẫn không thể lẫn vào với các cộng đồng dân tộc khác khi người Thái buộc chỉ đen thì người Khơ mú lại buộc chỉ trắng. Trong khi thầy cúng làm lễ, người ngồi quanh mâm cúng còn có sự tương tác cùng thầy cúng. Điều này không có trong cách làm lễ vía của cộng đồng người Thái.
Theo baonghean.vn
TTXVN