Bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) có 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú, với 90 hộ và hơn 500 nhân khẩu. Hiện nay cả bản còn khá nhiều hộ còn đang giữ nghề đan lát của dân tộc Khơ Mú. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, bản Kéo đã thành lập được một câu lạc bộ đan lát truyền thống với hơn 20 thành viên, chủ yếu là người cao tuổi trong bản.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình Nghệ thuật Chào mừng Tết Độc lập 2/9, Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc, Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023, ngày 1/9, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã tái hiện Lễ hội Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú. Đây là lễ hội sắc sắc thể hiện rõ nét văn hóa nương rẫy của đồng bào Khơ Mú nơi đây.
Bản Kéo là 1 trong 16 bản của xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Bản được thành lập năm 1976, hiện có gần 90 hộ với dân số gần 520 người, 100% là cộng đồng dân tộc Khơ Mú. Bản Kéo mang nhiều giá trị, tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch lịch sử, du lịch sinh thái trên mảnh đất Điện Biên.
Người Khơ Mú là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện còn bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán rất đặc sắc, trong đó đáng kể nhất là lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống của người Khơ Mú.
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình “Âm nhạc của người Khơmú ở Nghệ An và Điện Biên” với sự góp mặt của 19 nghệ nhân đến từ hai địa phương.
Là 1 trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Khơ Mú (còn có tên gọi khác như: Xá, Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh) là một trong những tộc người cư trú lâu đời nhất, phân bố rải rác ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh. Trải qua quá trình định cư, phát triển cộng đồng, dân tộc Khơ Mú đã bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán, những nét văn hóa sinh hoạt rất đặc sắc, độc đáo. Trong đó, đáng kể nhất là Lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa tinh thần của đồng bào Khơ Mú và lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Sau khi cây lúa lên cao bằng gang tay hay bằng đầu gối, đồng bào Khơ Mú tiến hành làm lễ cầu mùa, nhằm thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh, biết ơn đến các vị giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu, bà con dân bản từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về...
Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu); múa tra hạt.
Măng là một nguyên liệu để chế biến thức ăn rất quen thuộc, tuy nhiên, có một món ăn từ măng khá độc đáo, ít người đã từng được ăn và biết đến là món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn (Nghệ An).
Ban đầu là một dụng cụ sản xuất, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử người Khơ Mú đã biến ống nứa nhỏ thành loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, làm phong phú đời sống tinh thần và làm giàu bản sắc văn hoá, âm nhạc của mình.
Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.
Nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết về văn hóa dân tộc cho du khách, sáng ngày 19/3/2017, Làng văn hóa và du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức tái hiện lễ tra hạt đầu năm của người Khơ Mú ở Điện Biên. Đây là lễ hội quan trọng của người Khơ Mú, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…