Bộ đội Biên phòng Nghệ An có nhiệm vụ bảo vệ 82km bờ biển, quản lý 34 xã, phường, hơn 76.700 hộ với hơn 327.500 nhân khẩu thuộc địa bàn 5 huyện, thành phố. Những năm qua, tại các địa phương ven biển, các đơn vị đóng chân trên địa bàn đã thực hiện đồng bộ công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới biển, chủ quyền biên giới biển đảo. Đặc biệt, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong giúp dân phát triển kinh tế, lực lượng Biên phòng Nghệ An đã tạo lập được lòng tin đối với nhân dân, trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ấm no, giàu mạnh.
Ngày 25/10, tại huyện Quế Phong, lần đầu tiên diễn ra Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An với cán bộ, người lao động trên địa bàn các huyện miền núi Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Hơn 200 đại biểu đại diện hàng ngàn cán bộ, người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo các huyện miền núi trên tham dự hội nghị.
Đang vào mùa thu hoạch cam, song nhiều hộ trồng cam tại huyện miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An đang buồn lòng trước tình trạng cam rụng quả hàng loạt khiến người trồng thiệt hại lớn về kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng này là do bị bướm lâm nghiệp và ruồi vàng chích.
Tỉnh Nghệ An đang đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó, chú trọng thành quả về mặt chất lượng xây dựng nông thôn mới, nhất là nâng cao chất lượng thẩm định kết quả xây dựng nông thôn mới.
Mùa mưa lũ đã bắt đầu, hàng chục hộ dân sống dọc bờ sông Hiếu tuyến quốc lộ 48 tại bản Minh Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, lại nơm nớp lo sợ sạt lở nhà cửa, đe dọa tính mạng, tài sản, khi nơi ở của họ cách chân đập Thủy điện Châu Thắng có 1 km.
Đây là thông báo khẩn sáng 4/9 theo Công văn 1621/SGD-ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An gửi tới các trường và các Phòng Giáo dục và Đào tạo trước lễ khai giảng năm học mới 2019 – 2020.
Tỉnh Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ đu. Đây là dân tộc ít người nhất của Việt Nam (chỉ khoảng 376 người), cư trú tại huyện Tương Dương, Nghệ An.
Khác với các cộng đồng dân tộc khác ở miền Tây Nghệ An, việc dựng nhà và bố trí trong căn nhà của người Mông gắn liền với cuộc sống quanh năm trên núi cao và mang một nét đặc trưng riêng tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của họ.
Với cộng đồng người Thái, trước đây, chỉ bằng con dao, cái rìu, người ta đã làm nên ngôi nhà sàn truyền thống mà đến nay dường như đã trở thành biểu tượng văn hóa. Quanh chuyện làm nhà của người Thái còn có một nét thú vị là lễ mừng nhà mới.
Khi mùa lúa rẫy kết thúc, mâm cơm mới cúng tổ tiên đã xong, thì đó cũng là lúc người Thái ở vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) vào rừng chặt cây tre gai non về làm cơm lam - món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng núi rừng của đồng bào.
Đời sống xã hội ngày càng phát triển, trên các bản làng vùng cao người Thái, Mông, Khơ mú… hầu hết đã có máy xay lúa. Tuy vậy, nhiều gia đình vẫn còn giữ lại những chiếc cối giã gạo truyền thống.
Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về...
Người Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) tin rằng, mỗi người sinh ra đều được thần linh ban cho vận may và một khi đã dùng hết đi, người ta có thể làm lễ để xin được cấp thêm. Đó là căn nguyên của một nghi lễ tâm linh khá độc đáo.
Bắt đầu từ mùa cam năm 2017 tỉnh Nghệ An chính thức xác lập chỉ dẫn địa lý “Vinh” cho sản phẩm cam quả. Đây là việc làm cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng khi thị trường cam quả trên địa bàn tỉnh có biểu hiện lộn xộn, người tiêu dùng khó phân biệt đâu là cam thật, đâu là cam nhái thương hiệu “Vinh”.
Sau 13 năm hoạt động, thông qua 15 chương trình tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Nghệ An đã cho vay 6.536 tỷ đồng tới 270 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh