Vì thế, nghi thức này luôn được thực hiện một cách trang trọng và đúng với nghi lễ cổ truyền. Đó là, bon chủ nhà (bon đứng ra kết nghĩa hoặc bon tổ chức) sẽ bố trí nghệ nhân cồng chiêng, lễ vật và cử người biết ăn nói lưu loát, biết hát đối đáp cùng già làng đứng đón khách từ đầu bon. Khi đoàn khách bon bạn đến, bon chủ nhà hát đối, bên bon khách đáp lại và tặng vật phẩm cho nhau như thuốc rê, bầu bí, cá… Lúc này bài chiêng Ching ngăn (đón khách) được tấu lên một cách trang trọng để đón chào bà con gần xa về dự.
Với quan niệm “khách vào bon như con vào bụng” nên không phân biệt gái trai, giàu nghèo, tôn giáo… tất cả đều được bon chủ chào đón một cách nồng nhiệt. Đặc biệt, trong nghi thức đón bạn, cả chủ nhà và khách đều đi chân đất, đầu trần, mang trang phục truyền thống của dân tộc mình để thể hiện sự tôn nghiêm của lễ hội và sự tôn trọng khách.
Trong không khí náo nhiệt và âm thanh giòn giã của cồng chiêng, bon chủ nhà trao tặng cho khách những chiếc vòng sức khỏe với lời cầu chúc luôn được khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Sau đó mới là phần nghi thức chính của buổi lễ.
Thanh niên nam nữ cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây nêu và hát bài ca đoàn kết. Ngoài việc trao nhau những vật phẩm mang tính truyền thống thì cả khách, chủ đều cùng uống chung ché rượu cần và thưởng thức các món ăn như cơm lam, thịt nướng…
Ngoài ý nghĩa bình đẳng giữa con người với con người thì nghi thức đón bạn còn mang tính cộng đồng rất cao, không chỉ đề cao giá trị văn hóa mà còn là dịp để tất cả mọi người tìm hiểu về nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay trong làm ăn, chăm sóc gia đình. Thông qua đó mà giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức lao động, xây dựng, bảo vệ bon làng và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng ngày càng phát triển tốt đẹp.
Nói về điều này, ông Điểu Nơi ở bon Jiêng Ngail, xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) cho hay: “Tại các lễ hội truyền thống của người M’nông, việc có khách ở các bon bạn cũng như trong vùng đến tham dự, chung vui là một điều rất vinh dự cho bon làng. Vì vậy, bon chủ nhà thường phải sắp xếp, lựa chọn kỹ đội ngũ đón khách. Thông qua đó, bon làng có thể học hỏi, chia sẻ, giới thiệu hình ảnh, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình cho các dân tộc anh em khác”.
Có thể nói, nghi thức đón bạn là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của người M’nông nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Bởi vậy, thời gian qua, ngành văn hóa tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm hiểu và giúp đồng bào phục dựng các lễ hội cổ truyền, trong đó có nghi lễ đón bạn, góp phần nâng cao giá trị văn hóa của dân tộc.
Hát đối đáp và tặng vật phẩm cho nhau |
Trong không khí náo nhiệt và âm thanh giòn giã của cồng chiêng, bon chủ nhà trao tặng cho khách những chiếc vòng sức khỏe với lời cầu chúc luôn được khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Sau đó mới là phần nghi thức chính của buổi lễ.
Thanh niên nam nữ cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây nêu và hát bài ca đoàn kết. Ngoài việc trao nhau những vật phẩm mang tính truyền thống thì cả khách, chủ đều cùng uống chung ché rượu cần và thưởng thức các món ăn như cơm lam, thịt nướng…
Ngoài ý nghĩa bình đẳng giữa con người với con người thì nghi thức đón bạn còn mang tính cộng đồng rất cao, không chỉ đề cao giá trị văn hóa mà còn là dịp để tất cả mọi người tìm hiểu về nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay trong làm ăn, chăm sóc gia đình. Thông qua đó mà giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức lao động, xây dựng, bảo vệ bon làng và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng ngày càng phát triển tốt đẹp.
Đồng bào M’nông ở bon Điêng Đu, xã Đắk Ngo (Tuy Đức) chào đón khách về dự Lễ sum họp cộng đồng |
Có thể nói, nghi thức đón bạn là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của người M’nông nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Bởi vậy, thời gian qua, ngành văn hóa tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm hiểu và giúp đồng bào phục dựng các lễ hội cổ truyền, trong đó có nghi lễ đón bạn, góp phần nâng cao giá trị văn hóa của dân tộc.
Báo Đắk Nông