Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.
Trong khuôn khổ ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2023, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) tái hiện lại nghi thức "Chậm đò ho" của dân tộc Thổ tỉnh Thanh Hoá.
Lễ cưới truyền thống của người Pa Kô ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) có nhiều nghi thức đặc sắc. Trước khi tổ chức lễ cưới, người Pa Kô làm lễ báo cáo cha mẹ thể hiện sự kính trọng của con cái đối với bậc sinh thành.
Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Tà Ôi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Họ tin vào thuyết vạn vật hữu linh. Ngay từ buổi đầu hình thành những ý niệm con người đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên: thần Đất, Mây, Sấm, Sét và các vị thần như cây, cối, núi sông, đường sá mà con người đi qua, thể hiện sự tri ân đến các Yang đã tạo ra cuộc sống sung túc và bình an.
Lễ cưới của người Nùng An - Cao Bằng có nhiều phong tục tập quán được lưu truyền từ đời trước sang đời sau. Ngày cưới được lựa chọn một cách thận trọng do thầy tào, thầy mo xác định. Đám cưới diễn ra từ 2 - 3 ngày: Buổi chiều hôm trước tại nhà gái và buổi chiều hôm sau tại nhà trai. Hôm trước với nghi thức làm lễ đón dâu, hôm sau với nghi thức nhập gia.
Theo già làng Marin ở bon Bu Brung Lu, xã Đắk N’drung (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông), trong tất cả các lễ hội lớn mang tính cộng đồng của người M’nông như: Sum họp cộng đồng (Tâm r’nglắp bon), Kết nghĩa bon (Jun Jông)… thì phần mở đầu là nghi thức đón bạn, thể hiện lòng hiếu khách, tôn trọng khách, tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ niềm vui với cộng đồng.