Nghi lễ cưới truyền thống đặc sắc của người Dao đỏ ở Tuyên Quang

Nghi lễ cưới truyền thống đặc sắc của người Dao đỏ ở Tuyên Quang
Nghi lễ đón dâu bắt đầu từ bên nhà trai với đoàn nhạc lễ của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chũm, chọe, thanh la sang nhà gái xin dâu. Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn thổi các bài ca chào bản, chào mường. Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái gồm 2 con gà, 10 chai rượu, 30 kg gạo và 30 kg thịt lợn để xin được đón cô dâu về.

Nét đặc biệt trong đám cưới của người Dao là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn chùm đầu có đính nhiều nụ hoa được đan từ len đỏ, cài xen những lắc nhạc đồng. Mũ áo của cô dâu người Dao đỏ là một tác phẩm độc đáo của sắc màu, nó thể hiện sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống…
 
Thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên cho cô dâu chú rể trước khi họ bước vào cửa nhà
Thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên cho cô dâu chú rể trước khi họ bước vào cửa nhà
 

Nét đặc biệt trong đám cưới của người Dao là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn chùm đầu có đính nhiều nụ hoa được đan từ len đỏ, cài xen những lắc nhạc đồng. Mũ áo của cô dâu người Dao đỏ là một tác phẩm độc đáo của sắc màu, nó thể hiện sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống…

Đội nhạc lễ của người Dao đỏ ở Tuyên Quang không thể thiếu tiếng kèn mừng đám cưới.
Đội nhạc lễ của người Dao đỏ ở Tuyên Quang không thể thiếu tiếng kèn mừng đám cưới.
Cô dâu người Dao đỏ ở Tuyên Quang chuẩn bị trang điểm trước khi về nhà chồng.
Cô dâu người Dao đỏ ở Tuyên Quang chuẩn bị trang điểm trước khi về nhà chồng.


Cô dâu cùng cha mẹ và bà mối đứng ở trước cửa để đợi đón nhà trai.
Cô dâu cùng cha mẹ và bà mối đứng ở trước cửa để đợi đón nhà trai.


Trên đường đón dâu về, cô dâu phải trùm vải đỏ, người phù dâu phải che mặt cho cô dâu. Theo phong tục, không để mặt trời nhìn thấy mặt cô dâu bởi sợ mất vía, sẽ không gặp may trong đời sống sau này. Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ tạ tổ tiên. Người Dao cho rằng làm như vậy mới tránh được rủi ro, vợ chồng mới được hạnh phúc trọn vẹn trăm năm.


Các cô gái trong bản chuẩn bị lễ vật giúp gia đình cô dâu.
Các cô gái trong bản chuẩn bị lễ vật giúp gia đình cô dâu.
 
Cô dâu và chú rể được thắt một dải khăn đỏ tượng trưng cho sợi tơ hồng trăm năm bền chặt
Cô dâu và chú rể được thắt một dải khăn đỏ tượng trưng cho sợi tơ hồng trăm năm bền chặt
Cô dâu người Dao đỏ ở Tuyên Quang luôn trùm khăn che kín mặt cho đến khi về làm lễ ở nhà trai.
Cô dâu người Dao đỏ ở Tuyên Quang luôn trùm khăn che kín mặt cho đến khi về làm lễ ở nhà trai.


Đoàn rước dâu trở về với đoàn nhạc lễ thổi những bài ca mừng cưới. Đến nhà trai, đoàn rước dâu phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên thì mới được vào nhà. Thủ tục xong xuôi, cô dâu chú rể vào nhà quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên. Đôi vợ chồng được buộc dải khăn đỏ, tượng trưng cho sợi dây tơ hồng, nối kết hạnh phúc trăm năm bền chặt. Theo phong tục, mẹ chú rể đến mở khăn mặt cho cô dâu.
 

Cô dâu chú rể uống chén rượu mà thầy cúng vừa dùng để làm lễ trước khi bước vào nhà.
Cô dâu chú rể uống chén rượu mà thầy cúng vừa dùng để làm lễ trước khi bước vào nhà.
Đoàn rước dâu hai họ đang tiến về nhà trai để tiếp tục làm lễ.
Đoàn rước dâu hai họ đang tiến về nhà trai để tiếp tục làm lễ.
Cô dâu chú rể người Dao đỏ hạnh phúc trong ngày cưới.
Cô dâu chú rể người Dao đỏ hạnh phúc trong ngày cưới.


Đêm đó, các cô gái, chàng trai đôi bên được dịp trổ tài hát Páo Dung (hát dân ca của dân tộc Dao đỏ). Đám cưới người Dao được tổ chức hai ngày hai đêm. Khi đoàn đưa dâu nhà gái về, mỗi người được biếu một kg thịt lợn và một chai rượu.

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của người Dao đỏ đã bị mai một theo thời gian nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới vẫn được người Dao đỏ lưu truyền để giáo dục cho con cháu đời sau bởi trong đó chứa đựng nhiều yếu tố về văn hóa và lịch sử của tộc người./.
TTXVN

Có thể bạn quan tâm